Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị dứt điểm

4.4/5 - (12 bình chọn)

Một hệ tiết niệu khỏe mạnh sẽ giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng, nhưng ngược lại, khi tình trạng viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu xảy ra có thể khiến mọi thứ đảo lộn vì chứng tiểu buốt, tiểu rắt liên tục, cảm giác đau nhức, âm ỉ kéo dài.

Mặc dù không khó để điều trị, tuy nhiên nếu không can thiệp sớm, bệnh dễ tái phát nhiều lần kèm theo nguy cơ biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, bất kể là nam hay nữ. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời bạn theo dõi ngay tại bài viết. 

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu còn được gọi là nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm và nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus, xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong hệ thống đường tiết niệu. Trong đó, viêm đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, niệu đạo) là phổ biến nhất, chiếm đa số các trường hợp nhưng ít nghiêm trọng hơn so với viêm đường tiết niệu trên (viêm thận, niệu quản).

Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh, đặc biệt nguy cơ ở nữ giới cao gấp 8 lần so với nam giới và hầu hết các đều có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên tỷ lệ tái phát cao nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang

Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở niệu đạo và bàng quang

Triệu chứng viêm đường tiết niệu điển hình 

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương,  triệu chứng viêm đường tiết niệu có thể sẽ khác nhau. Đối với viêm đường tiết niệu dưới ở cả nam và nữ giới đều có một số dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Tiểu rắt, mót tiểu liên tục, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.
  • Cảm giác nóng rát, đau, buốt như có kim châm khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có mủ trắng đục, mùi hôi nồng nặc hoặc đôi khi xuất hiện màu hồng nhạt, đỏ hoặc nâu nhạt do lẫn máu.
  • Đau vùng lưng hông và bụng dưới. Nữ giới thường đau vùng xương chậu, đặc biệt là trung tâm của xương chậu và xung quanh xương mu. Nam giới đau nhiều hơn ở vùng trực tràng.
  • Cảm giác mệt mỏi, đuối sức.

Trong trường hợp bệnh nặng, nhiễm khuẩn lan từ đường tiết niệu dưới lên thận, người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau lưng nhiều. Hoặc nghiêm trọng hơn là vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

Cảm giác đau rát, tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu khiến bạn luôn mệt mỏi, khó chịu và gây vô vàn bất tiện trong cuộc sống. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198 để được tư vấn về giải pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát tối ưu nhất dành cho bạn!

Phân loại bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn tiết niệu)

Dựa theo vị trí đường tiết niệu bị viêm mà bệnh được chia thành nhiều loại với những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Viêm thận (viêm bể thận cấp tính): Đau vùng lưng và mạn sườn, sốt cao, ớn lạnh, rét run, buồn nôn, nôn.
  • Viêm bàng quang: Đau bụng dưới, cảm giác áp lực và khó chịu ở vùng chậu, tiểu đau, đi tiểu thường xuyên, máu trong nước tiểu.
  • Viêm niệu đạo: Nóng rát khi đi tiểu.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu

  • Vi khuẩn xâm nhập ngược dòng: từ niệu đạo lên bàng quang và thận, đây là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu) trong đó thường gặp nhất là do Escherichia coli (E. coli) – một loại vi khuẩn cư trú trong đường ruột. Ngoài ra, một số loại vi nấm, virus herpes, lậu, mycoplasma… cũng có thể gây viêm. Quá trình này được tạo thuận lợi bởi các yếu tố sau:
  • Vệ sinh cá nhân không tốt: Vi khuẩn dễ dàng lây lan từ hậu môn sang đường tiểu nếu không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng dễ bị viêm đường tiết niệu do niệu đạo ngắn và nằm gần hậu môn, hơn nữa việc sử dụng băng vệ sinh không đúng cách cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Nam giới tuy tỷ lệ thấp hơn nhưng nếu không vệ sinh bao quy đầu cũng có thể mắc bệnh.
  • Quan hệ tình dục: 90% nước tiểu của phụ nữ có vi khuẩn sau giao hợp bởi trong khi quan hệ có thể tạo áp lực lên đường tiết niệu khiến vi khuẩn di chuyển từ hậu môn vào bàng quang. Quan hệ tình dục không an toàn cũng chính là con đường lan truyền của nhiều bệnh lây nhiễm như lậu, giang mai, sùi mào gà…

Những ai có nguy cơ cao bị viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu?

  • Nữ giới thường dễ bị viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu hơn nam giới do các yếu tố: cấu trúc giải phẫu niệu đạo ngắn, nằm gần hậu môn; sử dụng các biện pháp tránh thai không an toàn hoặc suy giảm nội tiết tố estrogen thời kỳ mãn kinh làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường trong đường tiết niệu.
  • Tắc nghẽn đường tiểu do sỏi thận, sỏi tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt khiến nước tiểu ứ lại trong bàng quang, thận và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Người có cơ địa nóng khi gặp thời tiết khô hanh, nóng bức dễ sinh nhiệt, mụn nhọt, táo bón hoặc hay uống rượu bia, ăn đồ cay… dễ bị viêm tiết niệu.
  • Bất thường về cấu trúc đường tiết niệu như sẹo, chít hẹp niệu đạo, u bàng quang…
  • Người mới phẫu thuật tiết niệu hoặc sử dụng ống thông tiểu.   Mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Sử dụng bao cao su loại không bôi trơn có thể làm kích thích, tổn thương niêm mạc trong quan hệ tình dục, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở nữ giới.

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu) thường hiếm khi để lại biến chứng khi được điều trị sớm và đúng cách. Nhưng ngược lại, nếu không trị kịp thời khiến bệnh tiến triển nặng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Nhiễm trùng tiết niệu tái phát thường xuyên, kéo dài liên tục từ 6 tháng đến 1 năm.
  • Viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính gây tổn thương thận vĩnh viễn, suy thận.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.
  • Hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát.
  • Tăng nguy cơ sinh non, con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.

Để hiểu rõ hơn về những biến chứng nguy hiểm do viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để, bạn hãy lắng nghe những phân tích của PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương qua video sau đây:

PGS.TS Chu Quốc Trường tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu

Không khó để chẩn đoán chính xác viêm đường tiết niệu thông qua các triệu chứng bệnh và một số xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn.

– Nuôi cấy vi khuẩn trong nước tiểu để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

– Siêu âm, chụp cắt lớp CT hoặc cộng hưởng từ MRI nhằm đánh giá xem có bất thường trong đường tiết niệu không.

– Nội soi bàng quang.

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Dùng kháng sinh theo từng đợt viêm

Kháng sinh là chỉ định đầu tay trong điều trị viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu để tiêu diệt vi khuẩn. Căn cứ vào mức độ bệnh và loại vi khuẩn tìm thấy trong nước tiểu mà bác sĩ lựa chọn loại thuốc, thời gian sử dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Viêm đường tiết niệu nhẹ: Thông thường sau vài ngày dùng kháng sinh, các triệu chứng viêm, tiểu buốt rắt sẽ thuyên giảm rõ rệt, nhưng người bệnh cần tiếp tục duy trì đủ thời gian liệu trình tối thiểu 3 – 7 ngày để tránh nguy cơ kháng thuốc và tái phát lại. Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh do nhiễm nấm hoặc virus thì cần sử dụng thuốc kháng nấm hoặc kháng virus.
  • Viêm đường tiết niệu nặng: Cần điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và theo dõi tại bệnh viện.
  • Viêm đường tiết niệu mạn tính: Dùng kháng sinh mức liều thấp trong 6 tháng hoặc lâu hơn. Nếu viêm tiết niệu liên quan đến hoạt động tình dục cần phải dùng ngay một liều kháng sinh sau khi quan hệ. Hoặc với phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể cần bổ sung thêm liệu pháp estrogen âm đạo.

Ngoài kháng sinh, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc làm tan sỏi nếu có sỏi tiết niệu gây nhiễm trùng.

Dùng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu phải đúng liều, đủ thời gian

Mặc dù điều trị bằng kháng sinh là chỉ định bắt buộc, tuy nhiên thói quen dùng thuốc không đúng liều, đủ liệu trình, đúng hướng dẫn một mặt trở thành “con dao 2 lưỡi” gây tình trạng kháng thuốc, khiến viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, lúc này điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém và kéo dài. Hơn nữa còn kèm theo nguy cơ tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, phát ban, buồn nôn,…

Bởi vậy, việc kết hợp thuốc tây cùng những giải pháp lành tính từ thảo dược chính là hướng điều trị viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu) an toàn, hiệu quả, bền vững được đông đảo chuyên gia tiết niệu đánh giá cao và khuyên nên áp dụng sớm.

Thảo dược tự nhiên giúp giảm viêm tiết niệu, ngăn tái phát

Từ lâu, một số vị thảo dược “kinh điển” như Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Hoàng bá, Râu ngô, Nhọ nồi, Bán biên liên đã nổi tiếng trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu bởi khả năng lợi tiểu mạnh, chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên và giảm nhanh triệu chứng đau rát, tiểu buốt, tiểu rắt.

Không chỉ vậy còn giúp bào mòn, đào thải sỏi thận, sỏi tiết niệu để ngăn ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu do sỏi. Những tác dụng này đã được minh chứng qua nhiều nghiên cứu trên thế giới, tiêu biểu như nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan cho thấy, 2 hoạt chất Berberin và Palmatin trong Hoàng bá có hoạt tính kháng khuẩn rất mạnh, chống lại nhiều chủng vi khuẩn, đặc biệt là E.coli – nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu.

Những thảo dược này đã được PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 đánh giá rất cao về hiệu quả và độ an toàn trong điều trị viêm đường tiết niệu.

Ứng dụng những thành tựu nghiên cứu đóviên uống Stonebye chứa cả 7 vị thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Hoàng bá, Râu ngô, Nhọ nồi, Bán biên liên đã ra đời. Đây chính là giải pháp toàn diện giúp đẩy lùi tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, ngăn chặn viêm tái phát, mang lại nhiều lợi ích tích cực cho người bệnh.

Nhận định về hiệu quả của viên uống này, PGS.TS Chu Quốc Trường cho rằng, các thành phần trong Stonebye đã đáp ứng đủ những yêu cầu của một “bài thuốc” trị viêm đường tiết niệu. Bạn có thể lắng nghe những phân tích của chuyên gia qua video dưới đây:

Viên uống Stonebye qua đánh giá của chuyên gia tiết niệu

Review hiệu quả thảo dược Stonebye với bệnh viêm tiết niệu

Với những tác dụng vượt trội kể trên, Stonebye chính là giải pháp hỗ trợ tối ưu nhất với những người bị viêm đường tiết niệu cấp và mạn tính. Tiêu biểu như những phản hồi của người dùng dưới đây:

  • Chị Nguyễn Thúy Nga (33 tuổi, Thái Bình – 0932.010.681):

Bị viêm đường tiết niệu dai dẳng đã dùng nhiều thuốc tây nhưng không đỡ, cứ vài tháng lại tái phát. Thế nhưng từ hồi kiên trì dùng Stonebye, chỉ sau 2 – 3 tuần, chứng tiểu buốt, tiểu rắt đã thuyên giảm, dùng hơn 1 tháng, đi khám lại đã thấy khỏi viêm và để phòng bệnh tái phát, chị dùng đủ liệu trình 3 tháng và từ đó đến giờ mấy năm không tái lại. 

Chia sẻ của chị Nga (Thái Bình – 0932.010.681) về kinh nghiệm trị viêm tiết niệu

  • Chị Nguyễn Thanh Hà (37 tuổi, ở Tân Phú, Đồng Nai) 

Từ hồi sinh em bé thứ hai, chị thường xuyên bị viêm bàng quang, đau tức bụng dưới, đi tiểu rát buốt như bị kim châm.Mặc dù đã dùng kháng sinh nhưng chỉ đỡ được vài tháng lại tái phát khiến chị mệt mỏi vô cùng. Được biết Stonebye có chứa thảo dược an toàn nên chị quyết định mua dùng và thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt chỉ sau vài tháng, tình trạng viêm đã dứt hẳn, hết hẳn tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát bụng. Chị chia sẻ kinh nghiệm của mình qua video:

Chấm dứt viêm bệnh viêm tiết niệu nhờ thảo dược Stonebye

  • Chị Trần Lan Anh (ở TP Biên Hòa, Đồng Nai)

Chị chia sẻ bị viêm bàng quang kẽ hơn 10 năm cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt vô cùng khó chịu. Ròng rã hơn 10 năm dùng đủ thứ thuốc, đi khám không biết bao nhiêu bệnh viên nhưng bệnh chẳng mấy thuyên giảm.Tình cờ biết đến sản phẩm Stonebye được nhiều chuyên gia đánh giá cao, chị quyết định mua dùng thử. Vậy mà chỉ sau hơn 1 tháng kết hợp uống Stonebye, tình trạng viêm của chị đã thuyên giảm rõ rệt. 

Viêm bàng quang kẽ nay đã có cách trị hiệu quả

Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của sản phẩm thảo dược Stonebye

Một trong những ưu thế nổi trội của Stonebye so với các sản phẩm hỗ trợ trị viêm tiết niệu khác là sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả lâm sàng và độ an toàn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội & Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội.

Kết quả sau 30 ngày cho thấy:

  • Sản phẩm giúp kháng khuẩn, chống viêm công hiệu, cải thiện rõ rệt các chỉ số hồng cầu niệu, bạch cầu niệu và tình trạng viêm tiết niệu
  • 100% bệnh nhân thấy giảm rõ rệt các triệu chứng đau lưng hông, đau hạ vị, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
  • Sản phẩm an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tiêu hóa,… cũng như không làm thay đổi công thức máu.
  • Sản phẩm không có tương tác tương kỵ với các loại thuốc tây khác khi sử dụng đồng thời

Stonebye – Sản phẩm được kiểm chứng lâm sàng

Xem thêm: Stonebye –  Giải pháp tự nhiên cho người bị viêm đường tiết niệu

Bằng chứng nghiên cứu hiệu quả lâm sàng của Stonebye

Lời khuyên “bỏ túi” để phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Bạn hoàn toàn có thể tự phòng tránh viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày theo hướng dẫn sau:

– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít/ngày để pha loãng nước tiểu, tăng đào thải vi khuẩn ra ngoài.

– Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là trái cây họ cam như cam, chanh, bưởi giàu vitamin C giúp ức chế vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng.

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, phụ nữ sau mỗi lần đi vệ sinh nên dùng giấy lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lan từ hậu môn nên niệu đạo và âm đạo.

– Từ bỏ thói quen nhịn tiểu lâu, đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu, tốt nhất là 2 tiếng/lần, phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngay sau khi quan hệ.

– Mặc quần rộng, thoáng khí, sử dụng đồ lót làm từ vật liệu hút ẩm tự nhiên.

– Không nên tắm bồn, thay thế bằng tắm vòi hoa sen.

– Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, không nên sử dụng loại bao cao su kém chất lượng.

Viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu không khó để điều trị nhưng dễ tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng thận – tiết niệu về sau. Hy vọng những thông tin cần thiết trong bài viết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Kinh nghiệm chấm dứt bệnh viêm bàng quang kẽ

Nguồn tham khảo: https://www.mayoclinic.orghttps://www.healthline.com

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      33 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Vương
      Vương
      5 Năm Trước

      Tiểu rát có mủ chảy ra theo đường tiểu đau rát đường tiểu

      Linh Lan
      Linh Lan
      5 Năm Trước

      Em 26t bị viêm bàng quang, tiểu ra máu, tiểu buốt thường xuyên phải điều trị như thế nào đây. Uống thuốc nhiều cũng rất mệt

      Tường Vi
      Tường Vi
      5 Năm Trước

      Cho em hỏi, thuốc này ở Phú Yên đại lý nào bán?

      Ngân Nguyễn
      Ngân Nguyễn
      4 Năm Trước

      Cho tôi hỏi tôi bị viêm đường tiết niệu nhưng hay bị tái phát , tư vấn giúp tôi

      Mai Khuyên
      Mai Khuyên
      4 Năm Trước

      E hay đau bụng dưới kèm mỏi phần lưng gần xương chậu,hay đi tiểu nhiều lần trong ngày liệu đây có phải triệu chứng của bệnh k ạ

      Hà Thu
      Hà Thu
      4 Năm Trước

      thi thoảng em hay đau tức bụng dưới và tiểu rắt tiểu buốt, tôi có đun nước râu ngô mã đề uống nhưng không thấy đỡ

      Thái Tú
      Thái Tú
      3 Năm Trước

      Tôi bị viêm đường tiết niệu ciws tái đi tái lại nhiều lần , uống thuốc nhiều mà không thấy đỡ, tư vấn giúp tôi

      Tú
      3 Năm Trước

      Dạ cho e hỏi ba e bị nhiễm trùng đường tiểu đang điều trị tại bệnh viện thì lộ trình điều trị bao lâu thì sẽ hết ạ?tính đến hôm nay là ngày thứ 3 ạ! Mong tư vấn giùm e ạ!

      Khiêm Đàm
      Khiêm Đàm
      3 Năm Trước

      bố tôi 63 tuổi bị viêm đường tiết niệu 3 tháng rồi , tư vấn giúp tôi

      Tâm Như
      Tâm Như
      3 Năm Trước

      Tôi bị viêm tiết niệu uống như thế nào , tư vấn giúp tôi

      Vũ Mạnh Cường
      Vũ Mạnh Cường
      3 Năm Trước

      Viêm niệu đạo thì uống thuốc này bao lâu thì giảm đau rát, tiểu rắt?

      trackback

      […] niệu quản, đây chính là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, viêm đài bể thận, viêm kẽ thận, thận ứ mủ với nhiều […]

      Phúc
      Phúc
      2 Năm Trước

      Tôi bị sỏi và viêm bàng quang hay tiểu rắt và đau bụng thì uống như thế nào ạ?

      Nhung Hoàng
      Nhung Hoàng
      1 Năm Trước

      Em bị viêm đường tiết niệu Em phải dùng thuốc gì ạ

      Tuyết Đoàn
      Tuyết Đoàn
      1 Năm Trước

      Em bị viêm đường tiết niệu thì dùng stonebye này như nào ạ

      Trinh
      Trinh
      11 Tháng Trước

      Em bị nhiễm trùng tiểu và đau thốn vùng bàng quang thì làm sao ạ

      Nam Huỳnh
      Nam Huỳnh
      1 Tháng Trước

      Mấy hôm nay tôi hay bị tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu có phải là do viêm không nên dùng thuốc gì được?