TRỊ SỎI TIẾT NIỆU BẰNG ĐÔNG Y: CHƯƠNG TRÌNH TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Cơn đau quặn thận dữ dội cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt dai dẳng là những dấu hiệu khó có thể tránh khỏi khi bị sỏi đường tiết niệu, cho dù đó là sỏi thận hay niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Thực tế, việc phát hiện ra sỏi không chỉ là nỗi lo mà còn là sự sợ hãi khi bản thân người bệnh phải đối mặt với những ca phẫu thuật tốn kém.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm trên 50 năm kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã từng chia sẻ rằng, sỏi đường tiết niệu không đáng nguy hại nếu mỗi người tự biết cách phòng ngừa và điều trị tích cực ngay từ giai đoạn sớm.

Trong đó kết hợp trị sỏi tiết niệu bằng đông y là giải pháp đảm bảo an toàn, tăng khả năng đào thải sỏi theo cơ chế tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, bạn hãy theo dõi chương trình tư vấn “Ứng dụng của Đông y trong điều trị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu” dưới đây.

PGS.TS.BS Chu Quốc Trường trong chương trình tư vấn bệnh sỏi đường tiết niệu

PGS.TS.BS Chu Quốc Trường trong chương trình tư vấn bệnh sỏi đường tiết niệu

Bệnh sỏi đường tiết niệu là do đâu? Những ai có nguy cơ cao bị sỏi?

Thưa PGS, sỏi tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến, chiếm từ 40 – 60% các bệnh lý trên đường tiết niệu. Vậy PGS có thể lý giải sỏi tiết niệu là do đâu và những đối tượng nào có nguy cơ cao?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) là bệnh lý phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam với khoảng trên 3% dân số bị sỏi. Việc hình thành sỏi trong đường tiết niệu do rất nhiều yếu tố bao gồm:

– Sự thay đổi thể tích nước tiểu, nước tiểu có bị cô đặc do uống không đủ nước, bị mất nước nhiều khi làm việc ngoài trời nóng.

– Do sự gia tăng nồng độ của các khoáng chất đáng lẽ cần được hòa tan trong nước tiểu.

– Hệ tiết niệu có bất thường về giải phẫu hoặc bị nhiễm trùng,… làm cản trở sự lưu thông nước tiểu.

Ngoài ra có nhiều yếu tố thuận lợi khiến sỏi hình thành như việc lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, chế độ ăn mặn, tình trạng mất ngủ, nhịn ăn sáng, nhịn tiểu…

Thực tế, tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu có sự khác biệt nhất định, ở nam giới cao hơn nữ giới, thường gặp trong độ tuổi lao động từ 35 – 55 tuổi. Ngoài ra, trẻ em cũng có thể bị sỏi mặc dù tỷ lệ thấp hơn do rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh, vitamin D, uống không đủ nước, thói quen ăn mặn… khiến sỏi sớm hình thành.

Dấu hiệu nhận biết sỏi ở các vị trí trong đường tiết niệu và cách giảm đau do sỏi

Thưa chuyên gia, tại sao có những trường hợp bị sỏi kích thước rất lớn hoặc có nhiều viên sỏi nhưng lại không có triệu chứng rầm rộ? Làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu sỏi ở các vị trí trên thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo?Người bệnh có thể áp dụng những cách gì để giảm đau do sỏi?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Thực tế có những người bị nhiều viên sỏi trong thận, thậm chí hàng trăm viên. Tuy nhiên nếu sỏi không nằm ở những vị trí hiểm hóc hoặc không gây ứ niệu, không làm cản trở đường tiểu hoặc viên sỏi không di chuyển cọ xát gây tổn thương thận, niệu quản thì các triệu chứng thường không rầm rộ. Một số người mặc dù bị đau nhưng vẫn trong giới hạn chịu đựng thường trì hoãn việc thăm khám. 

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sỏi là những cơn đau quặn thận, đau dữ dội, dù dùng nhiều cách, kể cả thay đổi tư thế nhưng đau không giảm. Những cơn đau này có đáp ứng nhất định với một số thuốc giãn cơ trơn.Ngoài ra có thể gặp tình trạng nước tiểu hồng, đái ra máu tươi.

Nếu kèm theo tình trạng nhiễm trùng có thể gây sốt. Nếu sỏi ở bàng quang có thể làm bít lỗ niệu đạo gây hiện tượng đi tiểu ngắt ngừng và mót tiểu nhiều lần.

 

Với bệnh sỏi đường tiết niệu, khi chưa đến được các cơ sở y tế, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau như châm cứu nhĩ châm, thực hiện chườm ấm và dùng các thuốc giãn cơ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn cần có sự thăm khám chẩn đoán và điều trị đúng cách để sớm loại bỏ sỏi.

Triệu chứng bệnh sỏi đường tiết niệu không nên bỏ qua

Triệu chứng bệnh sỏi đường tiết niệu không nên bỏ qua

Bệnh sỏi đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Thưa PGS, bệnh sỏi đường tiết niệu có được coi là bệnh lý nghiêm trọng không và đâu là những biến chứng thường gặp?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Bệnh sỏi đường tiết niệu sẽ không nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị kịp thời nhưng nếu điều trị chậm trễ sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi sỏi di chuyển, cọ xát trong bể thận có thể gây chảy máu, đau còn khi sỏi di chuyển xuống dưới và bị kẹt lại ở điểm đầu của niệu quản có thể gây cản trở dòng chảy nước tiểu hoặc bít tắc. Tình trạng này kéo dài có thể gây ứ nước ở thận. Thực tế, khi sỏi ở niệu quản thì tùy theo kích thước và cấu trúc sỏi có thể gây ảnh hưởng khác nhau. Có những viên sỏi dù nhỏ nhưng có cấu trúc chắc, không có lỗ nhỏ để nước tiểu thoát ra thì gây tắc nghẽn hoàn toàn đường tiểu, trong khi đó có những viên sỏi to hơn vẫn có lỗ để thoát nước tiểu, tức là tác nghẽn một phần.

Sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới có khả năng điều trị như thế nào?

Với bệnh sỏi niệu quản, khi sỏi ở các vị trí 1/3 niệu quản trên, giữa, dưới thì khả năng đào thải sỏi có khác nhau không?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Sỏi niệu quản thường xuất hiện ở 3 khu vực là: 1/3 niệu quản trên, 1/3 niệu quản giữa và 1/3 niệu quản dưới. Liên quan đến vấn đề điều trị sỏi niệu quản, cần quan tâm đến 3 vị trí gây khó khăn cho việc đào thảo sỏi ra ngoài: thứ nhất là điểm nối niệu quản – bể thận, thứ hai là đoạn niệu quản bắt chéo qua thành xương chậu, thứ ba là điểm nối niệu quản – bàng quang. Hiện nay, nếu sỏi niệu quản vượt qua 3 vị trí này thì có khả năng đào thải tốt. Thực tế có những trường hợp sỏi nhỏ (chỉ khoảng 4 – 5mm) nhưng sỏi mắc kẹt ở điểm nối niệu quản – bàng quang sẽ khiến người bệnh bị đau nhiều, gây nên tình trạng ứ nước. Lúc này, nếu việc dùng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ không cải thiện thì cần thăm khám và cân nhắc  đến các biện pháp can thiệp khác.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Thưa PGS, hiện nay có những phương pháp nào giúp điều trị sỏi tiết niệu?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Việc điều trị sỏi là vấn đề thời sự hiện nay và chọn phương pháp nào thì cần căn cứ vào kích thước, vị trí sỏi và chức năng thận – tiết niệu. Với những sỏi nhỏ có đường kính ngang dưới 1cm, chức năng thận tốt, bệnh nhân không bị ứ niệu (nếu có chỉ là độ 1, độ 2), lúc này nên điều trị nội khoa bằng các thuốc lợi tiểu, chống viêm, thuốc kháng sinh (nếu có viêm đường tiết niệu), thảo dược,…. để giúp đẩy sỏi từ bể thận, niệu quản, bàng quang ra ngoài.

Với sỏi kích thước lớn hơn 1cm hoặc sỏi gây ứ niệu nặng, gây ra những cơn đau dữ dội, sau khi điều trị bảo tổn nhưng không hiệu quả thì cần có những can thiệp khác. Hiện nay có nhiều phương pháp như nội soi ngược dòng (áp dụng với sỏi bàng quang, sỏi niệu quản 1/3 dưới), tán sỏi tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da,… Các phương pháp này đều hướng đến mục tiêu là hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương đến thận, niệu quản, bàng quang.  Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp này nhưng thất bại thì cần cân nhắc can thiệp mổ mở.

Bệnh sỏi đường tiết niệu và những thông tin từ A – Z

Phẫu thuật mổ, tán sỏi có thể loại bỏ hoàn toàn sỏi đường tiết niệu không?

Hiện nay các phẫu thuật mổ, tán sỏi có giúp loại bỏ hoàn toàn 100% sỏi trong thận không? Trong trường hợp bị sỏi ở nhiều vị trí (thận, niệu quản) thì có cần phải phẫu thuật nhiều lần không?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Hiện nay có nhiều phẫu thuật tán sỏi như nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da,… Thực tế là sau khi can thiệp sẽ giải quyết được những viên sỏi lớn tránh làm cản trở lưu thông đường tiểu tuy nhiên vẫn còn những viên sỏi nhỏ dạng cát, dạng bùn trong các khe kẽ thận, bể thận hoặc túi thừa bàng quang,… nên sau phẫu thuật cần dùng những thuốc lợi tiểu, chống viêm để đào thải hết các vụn sỏi này. Chưa kể nếu không tác động đến quá trình hình thành sỏi do rối loạn chuyển hóa, do biến đổi môi trường nội môi,… thì người bệnh thường có nguy cơ tái phát sỏi chỉ trong một thời gian ngắn sau phẫu thuật.

Khi can thiệp ngoại khoa, với những người vừa có sỏi thận, sỏi niệu quản thì sẽ căn cứ vào tình trạng sỏi cụ thể để ưu tiên giải quyết tình trạng nào cấp bách hơn. Thông thường sẽ loại bỏ trước những sỏi niệu quản đã gây biến chứng ứ nước nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến chức năng thận. Với những viên sỏi thận nằm im một chỗ trong bể thận, không gây đau đớn, không gây chảy máu thì chưa cần can thiệp phẫu thuật ngay. 

Trị sỏi tiết niệu bằng đông y cần lưu ý gì?

Thực tế, ngoài phương pháp Tây y có rất nhiều người áp dụng cách trị sỏi tiết niệu bằng đông y (từ thảo dược tự nhiên). Chuyên gia đánh giá như thế nào về giải pháp thảo dược này và có những lưu ý gì cho người bệnh không?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Hầu hết người bệnh đều mong muốn chữa sỏi một cách nhẹ nhàng, ít đau đớn, ít độc hại nên họ rất ủng hộ việc dùng các thảo dược tự nhiên dựa trên cơ sở các kinh nghiệm dân gian còn gọi là trị sỏi tiết niệu bằng đông y. Có những người dùng một số mẹo như nước ép dứa, lá mùi tàu hoặc bột chuối hột,… nhưng thường chỉ có tác dụng với những viên sỏi nhỏ, chức năng tiết niệu còn tốt. Tuy nhiên nếu áp dụng các mẹo dân gian này không hiệu quả thì cần dùng tới những bài thuốc chứa nhiều thảo dược để tác động toàn diện.

Trong thực tiễn lâm sàng, hiếm có trường hợp bị sỏi đơn thuần mà không kèm theo tình trạng viêm, nhiễm khuẩn hoặc các biến chứng khác. Do vậy, nếu chỉ dùng đơn độc một vị thuốc dù rất tốt như mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo,… thì chưa đủ sức để giải quyết tất cả các vấn đề bệnh lý của người bệnh. Chính vì vậy, cần kết hợp các vị thuốc vừa có tác dụng lợi tiểu để tăng áp lực đẩy sỏi, vừa có tác dụng chống viêm để giảm tình trạng viêm, xơ hóa, bảo vệ bề mặt bên trong bể thận, niệu quản, bàng quang trơn nhẵn để viên sỏi dễ dàng di chuyển.

Ngoài ra, cũng cần dùng đến những vị thuốc có khả năng chống co thắt để làm giãn niệu quản, giảm đau. Thông thường mỗi vị thuốc thường chỉ mạnh về một tác dụng nhất định nên nếu biết kết hợp nhiều thảo dược như vậy sẽ tạo nên tác dụng tốt nhất, đạt mong muốn trong điều trị sỏi. Đây là ưu thế lớn nhất của phương pháp trị sỏi tiết niệu bằng đông y. 

Sử dụng viên uống thảo dược trị sỏi và những tiêu chí hàng đầu khi chọn lựa

Thưa chuyên gia, ngoài cách trị sỏi tiết niệu bằng đông y dưới dạng thảo dược thô thì hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm viên uống giúp hỗ trợ điều trị sỏi. Vậy đâu là những tiêu chí để lựa chọn được những sản phẩm an toàn, đảm bảo hiệu quả cao?

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Đây là vấn đề thực tiễn, các thảo dược thường rất tốt, an toàn, tuy nhiên, việc sử dụng chưa được tiện lợi vì trải qua nhiều công đoạn từ thu hái, đun sắc hoặc tán bột hoặc ngâm rượu,… Bởi các phương pháp này chưa được quy chuẩn nên nồng độ các hoạt chất chưa được đảm bảo. Do đó, việc áp dụng công nghệ bào chế hiện đại với các thảo dược đông y đã tạo ra những chế phẩm rất tiện lợi, đảm bảo dược tính của thảo dược đó, mang lại lợi ích tốt cho người bệnh. Thực tế, có nhiều chế phẩm của các đơn vị khác nhau và việc lựa chọn cần dựa trên các tiêu chí:

– Đảm bảo tính an toàn, hiệu quả.

– Dược liệu sạch, đảm bảo tiêu chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu).

– Các thành phần trong chế phẩm đã được nghiên cứu về tác dụng và sử dụng từ lâu đời.

– Cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.

– Chế phẩm được sử dụng rộng rãi.

– Công thức tối ưu với nhiều thành phần thảo dược.

Trị sỏi tiết niệu bằng đông y sẽ thực hiệu quả nếu dùng đúng

Viên uống Stonebye – Giải pháp trị sỏi tiết niệu bằng đông y và những lợi ích thiết thực 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẫm hỗ trợ điều trị sỏi được bào chế dưới dạng viên nén. Trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye chứa 7 vị thảo dược được rất nhiều người bệnh sỏi tiết niệu tin dùng. Chuyên gia có nhận định như thế nào về giải pháp trị sỏi tiết niệu bằng đông y này? 

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Sản phẩm Stonebye đã đáp ứng được các yêu cầu hỗ trợ cho những người bệnh bị sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu. Sản phẩm chứa 7 vị thảo dược chính gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Xa tiền tử, Râu ngô, Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên.

Trong đó, Hoàng bá và Bán biên liên có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc nên có công dụng chống viêm tốt. Ngoài ra, còn giúp chống co thắt cơ trơn niệu quản, tạo điều kiện cho sỏi di chuyển ra ngoài. Trong khi đó, Kim tiền thảo, Râu ngô, Xa tiền tử, Nhọ nồi có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu. Do đó, cộng hưởng 7 thành phần này mang lại nhiều tác dụng bao gồm:

– Tăng bào mòn, đào thải sỏi thông qua việc tăng thể tích nước tiểu.

– Chống viêm, kháng khuẩn, giảm những tổn thương đường tiểu để viên sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài.

Do đó với những trường hợp bị sỏi nhỏ và mức độ viêm nhiễm, ứ niệu chưa quá nghiêm trọng thì sử dụng Stonebye là hợp lý. Ngoài ra những người đã tán sỏi vẫn nên sử dụng những chế phẩm như Stonebye để chống tái phát, ngăn ngừa viêm tiết niệu.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh sỏi đường tiết niệu tái phát?

Thưa chuyên gia, ngoài việc kết hợp trị sỏi tiết niệu bằng đông y thì những trường hợp có cơ địa dễ tái phát sỏi thì cần chú ý gì trong ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh sỏi?

Nên uống đủ nước mỗi ngày để phòng tránh bị sỏi tiết niệu

Nên uống đủ nước mỗi ngày để phòng tránh bị sỏi tiết niệu

PGS.TS Chu Quốc Trường giải đáp:

Vấn đề phòng ngừa sau điều trị sỏi là rất quan trọng để tránh tái phát sỏi. Dựa trên những yếu tố căn nguyên hình thành sỏi thì chúng ta cần có những điều chỉnh theo những hướng dẫn sau:

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, chú ý bổ sung các loại nước ép như cam, bưởi,… Đặc biệt khi làm việc ngoài trời nóng bức trong thời gian dài.

– Ăn nhạt hơn, khoảng 2,3 gam muối/ngày.

– Không nên kiêng khem quá mức: chú ý bổ sung canxi với lượng khoảng 800 – 1200mg/ngày từ các loại hải sản, trứng sữa,… để tránh những rối loạn do thiếu canxi.

– Cân bằng hai nhóm dưỡng chất canxi và oxalat (một số loại rau, chè, cà phê,…).

– Không nên nhịn ăn sáng để không ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch mật.

– Hạn chế các loại thịt đỏ chứa nhiều purin.

– Hạn chế các chất kích thích rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Không nên nhịn tiểu.

Những tư vấn trực tiếp từ PGS.TS Chu Quốc Trường hy vọng đã giúp bạn trang bị nhiều thông tin hữu ích khi lựa chọn trị sỏi tiết niệu bằng đông y và có biện pháp chủ động phòng ngừa về các bệnh lý này. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo đến tổng đài 0981670198 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.


Xem thêm:

Tổng hợp kinh nghiệm trị sỏi tiết niệu bằng đông y tại nhà hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng viên uống Stonebye đạt hiệu quả tối ưu và an toàn

Dược sĩ An Chu

Ban thư ký chương trình

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận