Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Tiểu buốt tiểu rắt là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau, tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt và cách điều trị theo nguyên nhân.
– Tiểu buốt (đái buốt) là tình trạng đau ở bàng quang, niệu đạo khi đi tiểu khiến người bệnh không thể đái mạnh, nước tiểu không chảy thành dòng mà bị nhỏ giọt, ngắt quãng. Người bệnh có thể bị tiểu buốt đầu bãi hoặc cuối bãi.
– Tiểu rắt là tình trạng đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày, tần suất đi tiểu có thể lên đến 10 – 15 lần/ngày trong khi lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có khi chỉ són được vài giọt. Tình trạng tiểu rắt thường kèm theo tiểu đêm nhiều lần.
Tiểu buốt tiểu rắt là hai khó chịu thường đi kèm với nhau
Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp phải ở cả nam và nữ với những lứa tuổi khác nhau do nhiều nguyên nhân bệnh lý hoặc biến đổi sinh lý. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Những viên sỏi xuất hiện trong đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) là nguyên nhân phổ biến gây tiểu buốt tiểu rắt. Viên sỏi có cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường tiểu gây đau buốt.
Ngoài ra, khi sỏi gia tăng về kích thước sẽ làm cản trở dòng chảy nước tiểu khiến áp lực trong thận tăng cao, các vách thận bị căng tức, lúc này người bệnh có thể gặp phải những cơn đau quặn thận dữ dội. Đặc biệt với những người có sỏi bàng quang nếu không điều trị tốt có thể gây viêm bàng quang, viêm ngược dòng lên thận với những hệ lụy xấu đến sức khỏe như biến chứng suy thận.
Khi bị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, ngoài biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đau thắt vùng mạn sườn thắt lưng, tiểu ra máu, nước tiểu có màu sắc bất thường…
Bệnh viêm đường tiết niệu (Nhiễm trùng đường tiểu)
Viêm bàng quang, viêm niệu đạo là hai bệnh nhiễm trùng đường tiểu phổ biến nhất, tỷ lệ ở nữ gấp 4- 5 lần nam giới. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập như vi khuẩn E.coli (chiếm gần 90%), lậu cầu, vi khuẩn lao,… Vi khuẩn làm tổn thương đường tiết niệu, sưng viêm khiến người bệnh bị đau rát khi đi tiểu kèm theo tình trạng tiểu lắt nhắt trong ngày. Ngoài ra, viêm do lậu cầu còn khiến nước tiểu có mủ đục.
Xem thêm: Những triệu chứng viêm đường tiết niệu cần nhận biết sớm
Hội chứng bàng quang kích thích (Rối loạn chức năng bàng quang)
Nguyên nhân là do hệ thống thần kinh điều khiển hoạt động đổ đầy và tháo rỗng bàng quang bị rối loạn, khiến người bệnh luôn cảm thấy mót tiểu, tiểu rắt nhiều lần trong ngày. Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ viêm bàng quang, tiểu buốt do ảnh hưởng từ thao tác vệ sinh.
Bệnh viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung ở nữ giới
Khi bị viêm âm đạo, ngoài tình trạng ra nhiều khí hư vùng kín, mùi hôi khó chịu, chị em thường gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu đau buốt.
Ngoài ra, nhiều chị em gặp bệnh lý lạc nội mạc tử cung (các lớp nội mạc tử cung di chuyển đến các vị trí khác như ổ bụng, buồng trứng, vùng chậu,… gây chảy máu ở những vị trí này) cũng xuất hiện triệu chứng đau khi đi tiểu.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới (Tăng sinh tuyến tiền liệt)
Ở nam giới, khi tuyến tiền liệt tăng sinh có thể làm bít chặt cổ bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng quá lâu, gia tăng nguy cơ viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu với chứng tiểu buốt tiểu rắt rất khó chịu.
Tiểu buốt tiểu rắt do nhiều nguyên nhân bệnh lý
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Những bệnh qua đường tình dục như bệnh giang mai, lậu, herpes sinh dục, nấm sinh dục… thường tạo thành các vết loét trong đường sinh dục và có thể lây lan đến các cơ quan trong đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang… Đây cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu rắt thường gặp.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, có một số yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng tiểu buốt tiểu rắt bao gồm:
– Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không điều độ hoặc lạm dụng các biện pháp tránh thai như chất diệt tinh trùng, màng tránh thai…
– Tác dụng phụ của các thuốc tây: thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai…
– Do chế độ ăn uống sinh hoạt: ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, các đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất kích thích hoặc chất phụ gia bảo quản… khiến cơ thể dễ bị nóng trong, mụn nhọt…
Nếu bạn hay người thân đang bị tiểu buốt tiểu rắt do các bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198 để được tư vấn chi tiết về cách điều trị và phòng ngừa.
Tiểu buốt tiểu rắt ngoài những khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Các bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đẫn đến các biến chứng như viêm thận, suy thận, nhiễm khuẩn huyết… Ngoài ra, việc đi tiểu buốt, tiểu rắt liên tục vào ban đêm cũng là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe nghiêm trọng ở những người cao tuổi đang mắc các bệnh lý tim mạch như huyết áp cao, bệnh suy tim,…
Thăm khám và điều trị theo nguyên nhân:
Khi xuất hiện triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu rắt, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân:
– Bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu: cần căn cứ vào số lượng và kích thước sỏi trong đường tiết niệu để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Với trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây đau quặn thận dữ dội, luôn ưu tiên điều trị bằng thuốc kết hợp với các sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ bài sỏi theo cơ chế tự nhiên.
Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye kết hợp 7 vị thảo dược quý Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi được các chuyên gia tiết niệu đánh giá cao giúp đào thải sỏi và cải thiện rõ rệt các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu. Khi sỏi kích thước quá lớn, điều trị nội khoa không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định mổ, tán sỏi để giúp nhanh chóng loại sỏi và tránh các biến chứng tiết niệu. Bạn có thể xem thêm kinh nghiệm trị tiểu buốt tiểu rắt bằng sản phẩm này TẠI ĐÂY.
– Hội chứng bàng quang kích thích: áp dụng các bài tập cơ vùng chậu và dùng thuốc chống co thắt cơ trơn.
– Bệnh viêm đường tiết niệu: dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định và kết hợp các sản phẩm thảo dược trị viêm. Dưới đây là kinh nghiệm trị viêm tiết niệu hiệu quả của chị Nguyễn Thúy Nga (Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình – 0932.010.681). Chỉ sau thời gian ngắn, chị không còn bị đau buốt, nóng rát, đi tiểu dịu nhẹ hơn nhiều, xét nghiệm nước tiểu thấy hết viêm người khỏe hẳn, đi tiểu êm dịu, nước tiểu trong. Chị chia sẻ:
Bí quyết đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu của chị Nga ( 0932.010.681)
– Bất thường trong đường tiết niệu, đường sinh dục: như bệnh phì đại tuyến tiền liệt, lạc nội mạc tử cung, túi thừa niệu đạo, bàng quang,… thường tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ.
Tùy từng nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt, các thuốc được chỉ định khác nhau
Những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh việc điều trị, một lối sống lành mạnh là bí quyết giúp điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý thận tiết niệu, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng bàng quang.
– Bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.
– Tăng cường các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như quả nam việt quất, rau cần tây, tỏi,…
– Hạn chế các đồ ăn cay nóng gây kích thích.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục để tránh bị nhiễm khuẩn khi giao hợp.
– Khi cần đi tiểu nên đi ngay, tránh không nhịn tiểu và cố gắng tiểu hết một lần để không làm đọng nước tiểu trong bàng quang.
– Luyện tập thể dục mỗi ngày để giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Chứng tiểu buốt tiểu rắt sẽ không còn cơ hội gây phiền toái cho bạn khi được thăm khám và điều trị đúng cách. Hãy luôn “lắng nghe cơ thể” để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường và can thiệp sớm.
Xem thêm:
Viên uống Stonebye và những lợi ích với bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu
Những lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị viêm đường tiết niệu
Nguồn tham khảo:
https://www.health.com/sexual-health/painful-urination-causes
https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782.php
Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)