Tiểu ra máu là bệnh gì? Dấu hiệu cảnh báo không thể chủ quan

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn có biết màu sắc của nước tiểu là phản ánh của tình trạng sức khỏe. Nước tiểu của người khỏe mạnh sẽ có màu vàng nhạt và trong còn khi bị tiểu ra máu, nước tiểu đỏ chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý thận – tiết niệu cần trị sớm. Vậy tiểu ra máu là bệnh gì và làm thế nào để trị đúng? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin ngay tại bài viết này.

Điểm danh những nguyên nhân gây tiểu ra máu

Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Khi các cơ quan này bị tổn thương hoặc trầy xước sẽ gây chảy máu khiến nước tiểu có màu đỏ, hồng,… Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

Bệnh viêm đường tiết niệu (Nhiễm trùng đường tiểu)

Đây được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây tiểu ra máu. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu gây viêm cầu thận, viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, niệu đạo với biểu hiện sưng, đau, tiểu ra máu kèm theo biểu hiện tiểu đau buốt, nóng rát như có kim châm. Trong trường hợp viêm đường tiết niệu do lậu cầu có thể kèm theo biểu hiện đái ra mủ.

Bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Những viên sỏi thận, sỏi niệu quản với bề mặt gồ ghề và các cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu, tiểu ra máu (vi thể hoặc đại thể). Những viên sỏi này còn gây tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần kèm theo những cơn đau quặn thận dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể gây tiểu ra máu, tiểu buốt

Sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể gây tiểu ra máu, tiểu buốt

Xem thêm: Bệnh sỏi đường tiết niệu và những thông tin không thể bỏ qua

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt) ở nam giới

Tuyền tiền liệt ở nam giới nằm ngay sau cổ bàng quang nên khi bị sưng viêm sẽ làm thu hẹp cổ bàng quang khiến nước tiểu bị tích tụ quá lâu trong bàng quang, tạo điều kiện phát triển bệnh viêm đường tiết niệu gây nên tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt.

Bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ

Các lớp lót bên trong niêm mạc tử cung tăng sinh một cách bất thường làm chèn ép ống dẫn trứng, tăng áp lực tử cung dẫn đến chảy máu, tiểu ra máu. Ngoài ra, dấu hiệu dễ nhận biết là những cơn đau bụng dữ dội. Lúc này các chị em cần đi thăm khám ngay phụ khoa để chẩn đoán chính xác.

Các bệnh lây qua đường tình dục

Việc sinh hoạt tình dục không an toàn có thể lây nhiễm một số bệnh như herpes sinh dục, bệnh lậu, giang mai, bệnh nấm sinh dục,… với biểu hiện tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ,… Đây đều là những bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tái phát cao và có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản.

Các bệnh ung thư

Các khối u xuất hiện trong thận, bàng quang hay tuyến tiền liệt làm tổn thương các cơ quan này gây nhiều đau đớn cho người bệnh kèm theo biểu hiện đi tiểu ra máu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và nhiều hệ lụy khác.

Bệnh rối loạn di truyền

Các bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm hoặc bệnh viêm thận di truyền (hội chứng Alport),… có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, tiểu ra máu. Để chẩn đoán chính xác những bệnh này, bác sĩ cần thực hiện nhiều xét nghiệm.

Tiểu ra máu có thể là biểu hiện của các bệnh rối loạn di truyền

Tiểu ra máu có thể là biểu hiện của các bệnh rối loạn di truyền

Tác dụng phụ của thuốc

Tiểu ra máu có thể là tác dụng phụ khi dùng dài ngày một số nhóm thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc nhuận tràng, thuốc chống viêm không steroid, aspiriin, peniciilin,…

Ngoài bị tiểu ra máu do bệnh lý trên, việc ăn một số thực phẩm có màu sắc đỏ (như rau dền, củ dền đỏ,..) hay một hoạt động gắng sức hoặc va đập mạnh cũng có thể gây nên tình trạng tiểu ra máu tạm thời.

Các phương pháp chữa tiểu bệnh tiểu ra máu

“Chữa bệnh phải chữa từ căn nguyên” nên khi có dấu hiệu tiểu ra máu, người bệnh cần đến thăm khám, thực hiện các xét nghiệm tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Đây sẽ là căn cứ để quyết định loại thuốc và phương pháp điều trị được sử dụng. Dưới đây là những cách chữa tiểu tiện ra máu theo nguyên nhân:

Chữa bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Với bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu gây tiểu ra máu, một số nhóm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn hay thuốc lợi tiểu được chỉ định để vừa giúp giảm triệu chứng do sỏi và bào mòn dần viên sỏi. Với những trường hợp sỏi kích thước lớn, không đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định một số phẫu thuật như tán sỏi bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi ngược dòng,…

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu

Căn nguyên gây viêm tiết niệu là do nhiễm khuẩn nên kháng sinh thường là lựa chọn đầu tay để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát, thời gian sử dụng kháng sinh có thể kéo dài trên 6 tháng và kết hợp sử dụng ngay một liều kháng sinh sau khi quan hệ tình dục. Điều lưu ý là cần dùng kháng sinh đúng liều lượng và liệu trình, không tự ý bỏ thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc.

Ngoài ra, khi bị tiểu ra máu do sỏi thận, sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu, bên cạnh các thuốc tây hay phẫu thuật sỏi, các chuyên gia tiết niệu khuyên người bệnh nên kết hợp dùng một số viên uống thảo dược vừa giúp bào mòn sỏi, giảm viêm đường tiết niệu nhằm rút ngắn thời gian dùng các thuốc tây, tránh những tác dụng không mong muốn trên đường tiết niệu.

Hiện nay, Stonebye là sản phẩm hỗ trợ với cả hai chứng bệnh này nhờ kết hợp 7 thành phần thảo dược gồm: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Sự cộng hưởng của những vị thuốc này giúp tác động toàn diện trên hệ thống thận – tiết niệu vừa lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi thận, sỏi tiết niệu vừa kháng khuẩn, chống viêm, giảm tình trạng viêm đường tiết niệu do vi khuẩn và do bệnh sỏi.

Với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và dạng bào chế hiện đại, Stonebye là giải pháp được PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103) khuyên dùng cho những người bị sỏi và viêm đường tiết niệu. Hãy cùng lắng nghe nhận định của chuyên gia qua video dưới đây:

Viên uống Stonenbye dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu

Chính vì có thành phần giúp cầm máu tốt nên chỉ sau vài ngày sử dụng Stonebye, tình trạng tiểu ra máu của chị Nguyễn Thúy Nga (Thái Thụy, Thái Bình – 0968469684) cũng dần hết hẳn. Màu nước tiểu trong, không còn hồng đục như nước rửa thịt, hơn nữa là chị đi tiểu dễ dàng, không đau buốt rát gì cả. Chị chia sẻ:

Bí quyết đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu của chị Nga (0968469684)

Chữa lạc nội mạc tử cung

Các phương pháp hiện nay đều nhằm xoa dịu những cơn đau và triệu chứng khó chịu do bệnh và tránh hậu quả vô sinh, hiếm muộn mà chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ chỉ định một số liệu pháp hormon để giảm nồng độ estrogen, giảm sự tăng sinh quá mức của các mô tử cung. Trường trường hợp khối nội mạc tử cung quá lớn gây chèn ép hoặc viêm tử cung thì cần thiết phải tiến hành phẫu thuật.

Chữa bệnh ung thư thận, bàng quang

Với những trường hợp bị ung thư thận, bàng quang gây tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc chống ung thư hoặc hóa trị, xạ trị theo từng giai đoạn bệnh. Đây là những bệnh lý làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng cần điều trị tích cực.

Chữa bệnh rối loạn di truyền

Với bệnh thiếu máu hồng cầu liềm hay viêm thận di truyền (hội chứng Alport),.. hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà mục tiêu điều trị nhằm giảm triệu chứng và kiểm soát tốt tiến triển bệnh. Ngoài ra, hiện nay có phẫu thuật ghép tủy để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm hoặc ghép thận trong hội chứng Alport nhưng đây là những kỹ thuật rất phức tạp và tốn kém.

Tiểu ra máu hay bất thường nào trong nước tiểu đều cần được thăm khám và điều trị ngay từ sớm. Hãy đừng chủ quan với những dấu hiệu này để chăm sóc sức khỏe của chính bản thân và gia đình.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn hãy chủ động liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.


Xem thêm:

PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì? Hướng dẫn từ chuyên gia tiết niệu

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blood-in-urine/diagnosis-treatment/drc-20353436

https://www.healthline.com/health/urine-bloody

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận