PGS.TS Trần Đình Ngạn tư vấn: Bệnh viêm đường tiết niệu và cách trị dứt điểm

Bạn có biết, viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu) là bệnh nhiễm trùng phổ biến hàng thứ hai chỉ sau bệnh nhiễm trùng hô hấp? Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi kèm theo nhiều khó chịu, chưa kể một số nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như viêm thận, nhiễm khuẩn huyết, suy giảm chức năng thận,… Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa viêm tiết niệu đạt hiệu quả nhất? Những tư vấn của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Viêm đường tiết niệu là gì? Những nguyên nhân viêm tiết niệu thường gặp

Theo nhiều thống kê, viêm đường tiết niệu (hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu) rất phổ biến, vậy theo PGS, bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý như thế nào và nguyên nhân nào thường gây viêm tiết niệu?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Hệ thống tiết niệu gồm 2 quả thận, hai nhánh niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây phù nề, nhiễm trùng, thoái hóa tế bào, đau buốt, đái ra mủ, đái ra máu,… Phần lớn phụ nữ trên 40 tuổi sẽ bị viêm tiết niệu ít nhất một lần trong đời. Viêm đường tiết niệu thường do rất nhiều nguyên nhân mà phổ biến là do vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Ecoli (chiếm đến hơn 80%). Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm như sau:

– Vị trí và kích thước niệu đạo: ở nữ giới, niệu đạo rất ngắn, lỗ niệu đạo và hậu môn rất gần nhau khiến vi khuẩn dễ di chuyển ngược dòng gây viêm.

– Quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ.

– Thói quen uống ít nước, ít vận động, ngồi quá lâu một tư thế. Thường xuyên mặc quần áo bó sát, không thoáng khí.

– Quần áo, các vật dụng cá nhân không được vệ sinh sạch sẽ, nhà tắm ẩm thấp, không có ánh sáng mặt trời…

Chương trình tư vấn chuyên gia về bệnh viêm đường tiết niệu

Chương trình tư vấn chuyên gia về bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Những đau đớn và khó chịu do bệnh viêm đường tiết niệu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy thưa PGS, bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm đến tính mạng không và có chữa khỏi được không?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng cấp tính, không phải là bệnh nan y nên hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu điều trị đúng phương pháp. Hiện nay, nhiều nhóm kháng sinh tổng hợp tác dụng với cả hai chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao. Tuy nhiên nếu không trị dứt điểm, viêm tái phát nhiều lần có thể nên một số biến chứng như viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, nhiễm khuẩn huyết hoặc suy thận. Đây là một gánh nặng với bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp

Thưa PGS, những triệu chứng viêm đường tiết niệu nào cần được nhận biết và điều trị sớm?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Những triệu chứng viêm đường tiết niệu điển hình như sau: đái buốt, đái vướng, tiểu nhiều lần (tiểu rắt), tiểu xoắn, tiểu không tự chủ có khi đái ra máu, đái ra mủ. Ngoài ra, khi bị nhiễm khuẩn Gram (-) người bệnh có thể bị sốt cao, rét run, ớn lạnh, trong nước tiểu có xuất hiện bạch cầu, hồng cầu, protein niệu,… Nhìn chung, triệu chứng viêm đường tiết niệu điển hình nhất là các vấn đề liên quan đến tiểu tiện, nhất là trong bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang.

Những triệu chứng viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) điển hình

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc?

Trong bệnh viêm đường tiết niệu, kháng sinh là một trong những liệu pháp ưu tiên. Vậy thưa PGS, viêm đường tiết niệu uống kháng sinh gì và có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Những người bị tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu thường được chỉ định dùng kháng sinh theo liệu trình. Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc kháng sinh tổng hợp có tác dụng mạnh với nhiều chủng vi khuẩn. Tuy nhiên, một thực tế là có rất nhiều người bệnh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm thì ngưng dùng thuốc chỉ sau một vài ngày, chính điều này gây nên tình trạng kháng thuốc về sau khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Với kinh nghiệm điều trị viêm đường tiết niệu của tôi, ngoài các thuốc kháng sinh, tôi thường chỉ định cho bệnh nhân dùng kết hợp thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm, chống phù nề như alpha chymotrypsin hoặc một số sản phẩm đông y để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược qua đánh giá của chuyên gia

Thực tế hiện nay, ngoài các thuốc tây, nhiều người thường kết hợp chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược như Râu mèoKim tiền thảo,… Vậy PGS có đánh giá như thế nào về giải pháp này?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Tùy thuộc vào mức độ viêm đường tiết niệu, bên cạnh các thuốc kháng sinh thường kết hợp cùng một số nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm, thuốc cầm máu, thuốc giải độc gan,… cùng giải pháp từ thảo dược để tác động toàn diện nhằm tăng hiệu quả trị bệnh, giảm nguy cơ tái phát viêm. Phương pháp này có ưu điểm là mỗi vị thảo dược thường chứa nhiều hoạt chất với nhiều công dụng. Những cây thuốc quen thuộc như Hoàng bá, Bán biên liên, Râu ngô, Râu mèo, Bông mã đề,… khi kết hợp với nhau sẽ có tác dụng lợi niệu, chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Từ lâu trong Đông y đã lưu truyền nhiều bài thuốc cổ phương chữa viêm đường tiết niệu từ thảo dược. Đến nay, để khắc phục việc phải đun sắc nước uống hàng ngày, người bệnh có thể lựa chọn những sản phẩm bổ trợ từ thảo dược như viên uống Stonebye. Bên cạnh công dụng chính là lợi tiểu, đào thải cặn lắng và sỏi trên đường tiết niệu, sản phẩm còn phát huy tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm phù hợp với những đối tượng bị viêm tiết niệu do nhiều nguyên nhân. Cần lưu ý rằng, trong giai đoạn viêm cấp tính việc dùng kháng sinh theo đúng liệu trình là cần thiết để ngăn chặn sự phát triển ồ ạt của vi khuẩn.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược Đông y qua đánh giá của chuyên gia tiết niệu

Điều trị viêm đường tiết niệu do sỏi thận, sỏi tiết niệu để tránh biến chứng

Sỏi thận, sỏi tiết niệu được biết đến là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Vậy nên điều trị như thế nào để bài sỏi và ngừa viêm?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Sỏi tiết niệu, sỏi thận và viêm đường tiết niệu có mối liên quan mật thiết đến nhau. Viêm đường tiết niệu cũng có thể hình thành sỏi thận, sỏi tiết niệu, đặc biệt là sỏi struvite. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập làm biến đổi các thành phần của nước tiểu, các chất thải chuyển hóa của vi khuẩn kết dính cùng tế bào niêm mạc tiết niệu tạo thành sỏi Struvite. Và ngược lại, sỏi thận, sỏi tiết niệu khi di chuyển, cọ xát làm tổn thương và cản trở dòng nước tiểu khiến vi khuẩn tích tụ gây viêm ở nhiều vị trí.

Trong điều trị đợt viêm cấp, thường ưu tiên dùng kháng sinh theo đủ liệu trình để giảm biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, sau đó tập trung điều trị tận gốc sỏi thận, sỏi tiết niệu để phòng ngừa viêm tiết niệu tái phát. Cần lưu ý không lạm dụng kháng sinh dài ngày để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Nên tham khảo kết hợp cùng một số sản phẩm thảo dược như viên uống Stonebye để giảm viêm, tăng bào mòn, giảm kích thước sỏi, đào thải sỏi. Đây chính là giải pháp tối ưu với những người bệnh mắc kèm cả hai bệnh sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu. 

Chuyên gia giải đáp: Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

Thưa PGS, viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng khiến nhiều người băn khoăn bệnh viêm tiết niệu có lây không? Có ảnh hưởng đến hoạt động tình dục không?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Cần chú ý rằng, khi bị viêm đường tiết niệu thì tốt nhất nên “kiêng” sinh hoạt tình dục vì đây là con đường lây truyền khá phổ biến. Một số trường hợp vô tình bị lây qua máu, mủ từ trong nước tiểu hoặc qua các tiếp xúc hàng ngày như dùng chung khăn tắm, thau chậu, các vật dụng cá nhân. Do đó, chỉ nên sinh hoạt tình dục khi viêm tiết niệu được điều trị triệt để, xét nghiệm máu và nước tiểu không phát hiện bạch cầu, vi khuẩn. Tuyệt đối không nên quan hệ trong giai đoạn viêm cấp tính kèm theo sốt cao, tiểu đau, tiểu rắt, tiểu buốt.

Tại sao viêm đường tiết niệu dễ tái phát ở nữ giới? Giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Tôi là nữ, năm nay 48 tuổi. Từ lúc tiền mãn kinh tới nay tôi thường xuyên bị viêm tiết niệu khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi muốn hỏi nguyên nhân vì sao mà tôi hay bị tái phát và phải làm gì để phòng tránh bệnh?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Ở nữ giới, sau quá trình mang thai, sinh đẻ, các cơ bàng quang, cơ đáy chậu thường dễ bị suy yếu gây nên tình trạng tiểu són, tiểu không tự chủ nên càng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Theo nhiều thống kê, hầu hết phụ nữ trên 40 tuổi bị viêm tiết niệu tối thiểu một lần trong đời.

Ngoài ra, ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự suy giảm hormon estrogen khiến pH trong âm đạo thay đổi làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nguyên nhân này khiến bạn thường xuyên bị viêm trong thời gian gần đây. Để dự phòng, bạn nên định kỳ thăm khám phụ khoa và tiết niệu để phát hiện sớm các triệu chứng viêm và điều trị dứt điểm. Nếu bị viêm, nước tiểu xuất hiện vi khuẩn, nấm, máu, mủ,… cần dùng một đợt kháng sinh kết hợp với các thuốc chữa tiểu rắt, một số sản phẩm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị. Ngoài ra, bạn nên tham khảo kết hợp bài tập phản xạ bàng quang bằng việc điều chỉnh hơi thở để tăng cường sự dẻo dai của các cơ bàng quang, cơ đáy chậu.

Nguy cơ viêm đường tiết niệu tăng lên ở phụ nữ sau 40 tuổi

Nguy cơ viêm đường tiết niệu tăng lên ở phụ nữ sau 40 tuổi

Cách điều trị viêm đường tiết niệu nhiễm khuẩn hô hấp và các chú ý

Thưa chuyên gia, tôi mới điều trị viêm phổi một đợt kháng sinh dài ngày nhưng khoảng 1 tuần nay, tôi thường xuyên bị tiểu rắt buốt, tiểu rắt. Đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm đường tiết niệu và chỉ định uống kháng sinh. Tôi lo lắng liệu dùng kháng sinh quá nhiều một lúc như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Tôi muốn chữa bằng thảo dược thì nên dùng như thế nào?

PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn giải đáp:

Với trường hợp của bạn vừa mới điều trị viêm phổi bằng một đợt kháng sinh dài ngày và có mắc kèm viêm tiết niệu nhưng các triệu chứng không quá cấp tính thì bạn có thể tham khảo kết hợp sử dụng một số sản phẩm thảo dược, chẳng hạn như viên uống Stonebye để cải thiện nhanh các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và tăng hiệu quả trị viêm. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng dung dịch Betadin pha loãng với nước và hạn chế sinh hoạt tình dục trong thời gian bị viêm.

Bạn đọc theo dõi chi tiết chương trình tư vấn của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn về cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu qua video dưới đây:

Chuyên gia tư vấn về bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không phải bệnh nan y nhưng tỷ lệ tái phát rất cao, do đó, phát hiện sớm các triệu chứng, hiểu rõ nguyên nhân gây viêm và chủ động phòng ngừa tại nhà chính là chìa khóa để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh viêm tiết niệu.

Nếu cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào liên quan, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.


Xem thêm:

Sỏi thận, sỏi tiết niệu qua tư vấn của PGS.TS Trần Đình Ngạn

Stonebye – Viên uống thảo dược giúp xua tan nỗi lo sỏi tiết niệu và viêm tiết niệu

Ban thư ký chương trình


Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 1 – 2 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 3 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1,000,000đ trở lên

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận