Viêm bàng quang ở nữ giới và 6 thông tin cần nắm rõ

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng phổ biến, đặc biệt là nữ giới. Thực tế có nhiều chị em thường xuyên bị tái phát viêm với muôn vàn bất tiện. Vậy lí do nào khiến bệnh viêm bàng quang ở nữ giới lại phổ biến đến vậy và đâu là cách điều trị hiệu quả nhất? Dưới đây là tổng hợp những thông tin hữu ích nhất.

Vì sao viêm bàng quang ở nữ giới phổ biến hơn nam giới?

Căn nguyên chính gây viêm bàng quang ở cả nam và nữ là do vi khuẩn xâm nhập, phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli. Riêng ở nữ giới thường có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang như sau:

– Do cấu tạo cơ quan tiết niệu – sinh dục: ở nữ giới, niệu đạo rất ngắn, chỉ khoảng 3 – 4cm, nằm sát âm đạo, hậu môn nên đây sẽ là điều kiện “lý tưởng” để vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh

Ảnh hưởng từ việc sinh hoạt tình dục: có một tỷ lệ lớn nữ giới bị tái phát viêm sau quan hệ tình dục, do quá trình giao hợp có thể “đẩy” vi khuẩn vào âm đạo và lan đến các cơ quan lân cận

Lạm dụng các biện pháp tránh thai: sử dụng hóa chất diệt tinh trùng, màng tránh thai trong thời gian dài sẽ phá vỡ cân bằng của hệ vi sinh vật trong âm đạo nữ, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn

– Do thói quen vệ sinh kém: việc lau chùi từ sau ra trước hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày đèn đỏ sẽ khiến vi khuẩn dễ lây lan từ hậu môn sang âm đạo, niệu đạo nữ.

– Ảnh hưởng trong những giai đoạn đặc biệt:

+ Thời kỳ mang thai: có đến 10% phụ nữ mang thai bị viêm bàng quang do các cơ trơn bàng quang, tử cung bị giãn rộng kèm theo tình trạng ứ đọng nước tiểu khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công

+ Giai đoạn tiền mãn kinh: sự sụt giảm nội tiết tố estrogen khiến niệu đạo trở nên khô rát, sức đề kháng tự nhiên suy giảm, không đủ sức chống đỡ với các tác nhân gây viêm

Bệnh viêm bàng quang ở nữ giới phổ biến do nhiều nguyên nhân

Bệnh viêm bàng quang ở nữ giới có triệu chứng như thế nào?

Trong giai đoạn viêm cấp tính, các triệu chứng thường rất rầm rộ, đặc trưng như sau:

– Mót tiểu khẩn cấp (tiểu rắt) nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, thậm chí chỉ són vài giọt

– Bí tiểu, khó khăn khi bắt đầu đi tiểu, dòng nước tiểu yếu

– Đau tức, khó chịu vùng bụng dưới và lan đến cả vùng xương chậu

– Tiểu đau buốt kèm theo cảm giác nóng rát, châm chích khi đi tiểu

– Tiểu ra máu, nước tiểu đục hoặc có mùi khó chịu

– Sức khỏe giảm sút, mệt mỏi

Thực tế, có một số bệnh lý gây ra triệu chứng tương tự, dễ bị nhầm lẫn với viêm bàng quang như nấm âm đạo, mụn rộp sinh dục,… Do đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh thì cần đi khám tại chuyên khoa thận tiết niệu và thực hiện một số xét nghiệm như siêu âm ổ bụng, xét nghiệm nước tiểu,…

Viêm bàng quang ở nữ giới có thể gây nhiễm trùng thận không?

Câu trả lời là CÓ. Vi khuẩn gây viêm bàng quang có thể di chuyển ngược dòng lên thận, nhiễm trùng thận (viêm thận, viêm đài bể thận, viêm kẽ thận) khiến cấu trúc thận bị xơ hóa, chức năng lọc suy giảm. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy thận không hồi phục khiến việc điều trị tốn kém hơn. Ngoài ra, bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng bàng quang, suy giảm chất lượng tình dục,…

Do đó, nếu có dấu hiệu ốm sốt, mệt mỏi, đau vùng thắt lưng, tiểu ra máu kéo dài,… bạn nên đến tái khám sớm tại các cơ sở y tế để có những điều chỉnh phù hợp, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: Viêm bàng quang và những biến chứng không thể xem nhẹ

Bệnh viêm bàng quang ở nữ giới có chữa khỏi được không?

Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh viêm bàng quang hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt, tránh tái phát. Tùy theo mức độ viêm và tiền sử bệnh, sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Điều quan trọng là cần kết hợp cùng chế độ sinh hoạt khoa học, dùng sản phẩm thảo dược có tác dụng chống viêm tự nhiên để giảm thiểu những yếu tố gây bệnh, ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Để được tư vấn chi tiết về tình trạng viêm bàng quang và cách điều trị, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo đến tổng đài 0981670198, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Phương pháp chữa viêm bàng quang ở nữ giới hiệu quả, tránh tái phát

Thuốc kháng sinh là lựa chọn đầu tay với hầu hết những trường hợp viêm bàng quang cấp tính để tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng loại thuốc nào, thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm, loại vi khuẩn được định danh và sức khỏe tổng thể của mỗi người.

– Viêm bàng quang lần đầu: cần dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 3 – 7 ngày, lúc này các triệu chứng viêm thường được cải thiện đáng kể sau khoảng một vài ngày nhưng vẫn cần hoàn thành liệu trình thuốc đến khi tình trạng nhiễm trùng hết hẳn

– Viêm bàng quang tái phát nhiều lần: với những trường hợp này, cần dùng thuốc kháng sinh dài ngày, có khi đến vài tháng. Ngoài ra, cần xem xét đến khả năng có bất thường trong đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng bàng quang để can thiệp sớm. Với phụ nữ, nên dùng một liều thuốc kháng sinh sau quan hệ tình dục để tránh bị viêm tái phát.

– Viêm bàng quang bệnh viện: việc điều trị thường khó khăn hơn bởi vi khuẩn ở bệnh viện thường kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh. Để lựa chọn thuốc kháng sinh hiệu quả hơn cần thực hiện liệu pháp kháng sinh đồ để định danh vi khuẩn

Chữa viêm bàng quang ở nữ giới có nhiều nhóm thuốc kháng sinh

Hiện nay, có một số nhóm thuốc thông dụng điều trị viêm bàng quang như Trimethoprim, Nitrofurantoin, Cephalexin,… Các thuốc kháng sinh hiệu lực mạnh, phổ rộng nhóm Fluoroquinolon chỉ nên dùng cho những nhiễm khuẩn nặng, không đáp ứng với những thuốc thông thường.

Thuốc kháng sinh chữa viêm bàng quang đa phần đều là các hóa chất tổng hợp nên nếu dùng dài ngày sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng, kích ứng tiêu hóa, nghiêm trọng hơn là tình trạng sốc phản vệ (với kháng sinh tiêm tĩnh mạch),… Do đó, để rút ngắn thời gian dùng thuốc tây, hạn chế tác dụng phụ thì người bệnh nên ưu tiên dùng thêm sản phẩm thảo dược hỗ trợ.

Theo Y học cổ truyền, Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi là 3 vị thuốc điển hình trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, trong đó có viêm bàng quang. Hoạt chất sinh học tự nhiên như berberin và palmatin (trong Hoàng bá) và lobelanidine, lobeline (trong Bán biên liên) có khả năng kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn gây viêm như tụ cầu, E.coli, liên cầu,… cộng thêm tác dụng giảm đau, giãn cơ trơn, cầm máu và chống sưng phù đường tiểu sẽ giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.

Ngoài ra, chuyên gia tiết niệu khuyên rằng nên kết hợp cùng một số thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo có tác dụng lợi tiểu giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Thay vì đun sắc thảo dược thủ công, mất thời gian, mọi người thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đã được bào chế dưới dạng viên nén tiện lợi với hàm lượng thảo dược được tính toán kỹ lưỡng, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye.

Đây là sản phẩm kết hợp 7 thành phần gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi giúp hỗ trợ cải thiện tốt tình trạng viêm bàng quang ở cả nam và nữ với ưu điểm lớn là an toàn, lành tính. Với nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, Stonebye giúp duy trì hiệu quả bền vững, lâu dài, giảm thiểu nguy cơ tái phát viêm ở nhiều đối tượng.

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thúy Nga (33 tuổi ở Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình – 0932.010.681) một trong số rất nhiều người đã trị viêm bàng quang thành công nhờ dùng sản phẩm này:

Kinh nghiệm chữa viêm bàng quang tại nhà của chị Nga

Chế độ sinh hoạt và biện pháp khắc phục bệnh viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang thường gây nhiều đau đớn, khó chịu nhưng nếu điều trị đúng phương pháp và kết hợp với một lối sống khoa học sẽ giúp các chị em kiểm soát bệnh tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý:

– Chườm ấm giúp giảm đau: đặt một chai nước hoặc một miếng đệm ấm lên vùng lưng, bụng bị đau do viêm

– Uống 1 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày

 – Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày, tránh cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế những đồ ăn cay nóng gây kích thích bàng quang

– Vệ sinh vùng kín đúng cách, lựa chọn những dung dịch vệ sinh có độ pH vừa phải

– Chú ý lau chùi từ trước ra sau và đi vệ sinh ngay sau khi giao hợp để tránh tái phát viêm

– Nên tắm bằng vòi hoa sen thay vì tắm bồn, tránh ngâm mình quá lâu trong bong bóng xà phòng

– Không mặc đồ quá chật, nên lựa chọn quần áo từ chất liệu thấm hút tốt

– Không nên nhịn tiểu để tránh đọng nước tiểu quá lâu trong bàng quang

Viêm bàng quang ở nữ giới cần được thăm khám và điều trị đúng cách để ngăn ngừa những biến chứng xấu đến sức khỏe. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trang bị những thông tin hữu ích nhất và sống vui khỏe hơn.

Xem thêm:

Bệnh viêm bàng quang mạn tính nay đã có cách chữa hiệu quả

Viêm bàng quang, viêm tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cystitis/symptoms-causes/syc-20371306

https://emedicine.medscape.com/article/233101-overview

https://patient.info/womens-health/lower-urinary-tract-symptoms-in-women-luts/cystitis-in-women

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Minh Anh
      Minh Anh
      3 Năm Trước

      mình năm nay 24 tuổi, bị viêm bàng quang đã điều trị bằng kháng sinh, cứ ngừng thuốc đc 1 thời gian lại tái lại, cho hỏi đang dùng thuốc mà uống chung với stonebye đc k? dùng bao lâu có hiệu quả?