Viêm cầu thận cấp: Tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Cầu thận được coi là “bộ lọc máu” của các nephron trong thận giúp duy trì hoạt động bình thường của thận. Nhưng thật đáng lo ngại khi các cầu thận này bị sưng viêm không thể đảm nhiệm chức năng sinh lý. Trong đó, viêm cầu thận cấp là tình trạng nghiêm trọng cần can thiệp sớm. Vậy viêm cầu thận cấp là gì và làm thế nào để trị hiệu quả? Dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn.

Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ do tổn thương ở cầu thận với dấu hiệu nhận biết là xuất hiện hồng cầu niệu, protein niệu, tăng huyết áp và phù.

Viêm cầu thận cấp do rất nhiều nguyên nhân

Viêm cầu thận cấp do rất nhiều nguyên nhân

Viêm cầu thận cấp do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận cấp thường là hệ quả của phản ứng miễn dịch với các nhiễm trùng như áp xe răng miệng hoặc viêm họng. Một số ít trường hợp có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm cầu thận cấp:

Nhiễm trùng

– Sau nhiễm liên cầu khuẩn: một số nhiễm trùng họng hoặc nhiễm trùng da do liên cầu có thể phát triển thành viêm thận do các kháng thể lắng đọng nhiều ở các cầu thận gây viêm. Nguy cơ này ở trẻ em thường cao hơn ở người lớn và khả năng phục hồi nhanh hơn.

– Bệnh viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: có sự liên quan nhất định giữa hai tình trạng này. Vi khuẩn gây viêm các lớp lót trong tim và theo máu lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có thận.

– Nhiễm virus: các bệnh như HIV/AIDS, bệnh viêm gan B, viêm gan C,… cũng là yếu tố khởi phát viêm cầu thận.

Các bệnh miễn dịch

– Bệnh thận IgA: dấu hiệu điển hình nhất là những đợt tiểu ra máu do sự lắng đọng của immunoglobulin A (IgA) trong các cầu thận khiến cầu thận bị sưng viêm. Bệnh này có thể diễn biến âm thầm qua nhiều năm mà không có triệu chứng rầm rộ.

– Bệnh lupus: đây là một bệnh hệ thống ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như da, tim, phổi, thận…

– Hội chứng Goodpasture: đây là một rối loạn miễn dịch hiếm gặp tương tự như viêm phổi gây chảy máu trong trong phổi và làm tăng nguy cơ viêm cầu thận.

Các bệnh viêm mạch máu

– Viêm đa động mạch: ảnh hưởng đến các mạch máu ở nhiều cơ quan như ruột, tim, thận.

– Bệnh u hạt Wegener: ảnh hưởng đến các mạch máu trong thận, phổi và đường hô hấp trên.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây sẹo tại các cầu thận như sau:

– Bệnh huyết áp cao: huyết áp tăng cao quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, thậm chí gây hỏng thận và khi bị viêm thận, chức năng giữ và lọc natri của thận bị suy giảm nghiêm trọng.

– Bệnh thận tiểu đường: nguy cơ này tăng cao ở những người bị đái tháo đường.

– Bệnh viêm cầu thận khu trú với nhiều mô sẹo rải rác trong cầu thận.

– Các yếu tố khác bao gồm: tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid, bệnh ung thư, bệnh đa u tủy…

Triệu chứng viêm cầu thận cấp

Những dấu hiệu viêm cầu thận cấp bao gồm:

– Sưng phù rõ rệt ở mặt, tay chân và bụng.

– Nước tiểu có màu sắc bất thường: màu đỏ, hồng nâu, màu rỉ sét…

– Nước tiểu sủi bọt do dư thừa protein (protein niệu).

– Tăng huyết áp.

– Lượng nước tiểu ít và đi tiểu đêm rất thường xuyên.

– Phổi dư thừa chất lỏng gây phù thũng và ho.

Sưng phù tay chân là dấu hiệu thường gặp do viêm cầu thận cấp

Sưng phù tay chân là dấu hiệu thường gặp do viêm cầu thận cấp

Hướng dẫn cách chẩn đoán viêm cầu thận cấp

Để khẳng định chính xác hội chứng viêm cầu thận cấp, cần kết hợp cùng một số xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm nước tiểu: để phát hiện các tế bào hồng cầu, bạch cầu, protein niệu.

– Xét nghiệm máu: đánh giá nông độ của các chất thải như creatinin, ure, nito để phản ánh mức độ suy giảm chức năng lọc của cầu thận.

– Xét nghiệm X- quang hoặc chụp CT: nếu nghi ngờ có tổn thương thận.

– Sinh thiết thận: đây là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây viêm cầu thận.

Bệnh viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không?

Viêm cầu thận cấp ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lọc của cầu thận và cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Nếu không điều trị đúng, viêm cầu thận có thể gây nên các biến chứng bao gồm:

– Suy thận cấp: chức năng lọc máu của thận bị suy giảm khiến các chất thải tích lũy nhiều ở thận dẫn đến suy thận cấp, có thể cần can thiệp bằng cách lọc máu nhân tạo để loại bỏ các chất thải này.

– Suy thận mạn tính: chức năng lọc của thận suy giảm dưới 10% dẫn đến suy thận mạn tính phải duy trì chạy thận hoặc ghép thận để kéo dài sự sống.

– Hội chứng thận hư: protein bị thất thoát quá nhiều qua nước tiểu khiến cơ thể bị thiếu hụt protein gây ra các biểu hiện phù, nhiễm trùng, rối loạn tiểu tiện…

Viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến suy thận

Viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến suy thận

Phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp

Một số trường hợp viêm cầu thận cấp do nhiễm liên cầu thường có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Đôi khi cần sử dụng một số nhóm thuốc hoặc can thiệp lọc máu nhân tạo để bảo vệ tế bào thận, tránh thận bị tổn thương thêm. Điều trị viêm cầu thận cấp cần dựa vào căn nguyên gây viêm thận như sau:

– Dùng thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu bệnh nhiễm trùng.

– Dùng thuốc kháng virus do nhiễm virus.

– Dùng Corticosteroid để bảo vệ hệ thống miễn dịch, hạn chế phản ứng miễn dịch.

Thực tế, không có phương pháp điều trị cụ thể với viêm cầu thận cấp mà quan trọng nhất cần xác định đúng nguyên nhân để can thiệp đúng hướng và kết hợp với điều chỉnh chế độ sinh hoạt:

– Cắt giảm lượng muối ăn trong khẩn phần ăn để ngăn ngừa tình trạng giữ nước, ứ nước và tăng huyết áp quá mức.

– Kiểm soát tốt lượng protein và kali để không làm tích tụ các chất thải trong máu.

– Kiểm soát tốt đường huyết nếu có bệnh đái tháo đường.

– Duy trì cân nặng hợp lý.

– Bỏ thuốc lá.

Viêm cầu thận cấp thực sự là một tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan. Chính vì vậy, khi nhận thấy bất thường dù là nhỏ nhất bạn hãy chủ động thăm khám sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến bệnh viêm thận, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198 để được tư vấn chi tiết.


Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/glomerulonephritis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glomerulonephritis/diagnosis-treatment/drc-20355710

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      4 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      trung
      trung
      3 Năm Trước

      viêm cầu thận thì dùng kháng sinh lâu dài được không (trên 10 ngày)?

      Lê Phương
      Lê Phương
      2 Năm Trước

      Đang viêm cấp có dùng được stonebye cùng thuốc kháng sinh được không? có gây tương tác thuốc không ạ?