Sỏi niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì? – Lời khuyên “vàng” dành cho bạn!

5/5 - (1 bình chọn)

Chữa sỏi niệu đạo đúng cách kết hợp với ăn uống điều độ chính là bí quyết vàng giúp bạn sớm tạm biệt sỏi, tránh hậu quả xấu đến sức khỏe. Vậy sỏi niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì mới là tốt nhất? Cùng tìm hiểu danh sách thực phẩm dưới đây nếu bạn đang bị sỏi niệu đạo làm phiền.

Sỏi niệu đạo nên ăn gì, uống gì? – Mách bạn chế độ ăn tiêu chuẩn

Những thực phẩm ăn hàng ngày có thể làm thay đổi nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu, ảnh hưởng trực tiếp việc hình thành và phát triển sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo. Để nâng cao hiệu quả trị sỏi và phòng ngừa tái phát sỏi, bạn nên thực hiện theo những hướng dẫn sau:

Uống nhiều nước

Uống nước sẽ giúp tăng bài tiết nước tiểu để bào mòn sỏi và đào thải các cặn lắng trên đường tiết niệu. Bạn nên uống tối thiểu 8 – 12 cốc nước/ngày, tương đương 2 – 2,5 lít nước/ngày, chia thành nhiều lần uống. Cần chú ý bổ sung thêm nước nếu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, bị mất nước hoặc ra nhiều mồ hôi. Khi uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong.

Uống bổ sung nước ép trái cây tươi

Ngoài nước lọc, một số loại nước ép trái cây như bưởi, kiwi, cam, chanh,… rất giàu citrate và chất chống oxy hóa ngăn ngừa quá trình kết tinh sỏi. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, uống 1 ly nước chanh mỗi ngày làm giảm tới 12% nguy cơ mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu.

Tăng cường chất xơ từ rau củ quả

Các bệnh sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo) có liên quan mật thiết với các bệnh đường tiêu hóa. Do đó, bạn nên bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất để giúp cải thiện tốt chức năng tiêu hóa, phòng tránh các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy, táo bón mạn tính,…

Danh sách thực phẩm “sỏi niệu đạo nên ăn gì” chắc chắn không thể thiếu các rau củ như bắp cải, ớt chuông, bầu, cam, táo, lê, xoài, dưa hấu, cần tây, húng quế,….

Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm

Theo khuyến cáo của các chuyên gia tiết niệu, khi bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang hay sỏi niệu đạo, vẫn cần bổ sung canxi với lượng khoảng 800mg – 1200mg từ thực phẩm như hải sản, phô mai, sữa chua, trứng,… và không cần kiêng kị canxi.

Để hấp thu canxi tối ưu nhất, thường bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin D như bột yến mạch, sữa chua, cá,… Nếu sử dụng canxi dưới dạng thuốc uống cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm lắng đọng khoáng chất trong nước tiểu.

Sỏi niệu đạo nên ăn gì? – Thực phẩm chứa canxi

Sỏi niệu đạo nên ăn gì? – Thực phẩm chứa canxi

Bị sỏi niệu đạo cần kiêng gì trong ăn uống?

Với sỏi tiết niệu nói chung hay sỏi niệu đạo, bạn cần ghi nhớ những điểm sau để tránh bệnh thêm trọng:

Hạn chế đạm động vật

Protein giúp cung cấp năng lượng chính cho cơ thể nhưng nếu dư thừa quá nhiều lại là nguyên nhân gây sỏi do gián tiếp làm giảm nồng độ citrate tự nhiên nên các khoáng chất dễ kết tinh với nhau tạo sỏi. Ngoài ra, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật,… có chứa nhiều purin khiến nước tiểu bị acid hóa, dễ kết tinh sỏi. Lượng thịt tối đa mỗi ngày không quá 150g thịt các loại.

Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat

Dư thừa oxalat trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo bởi canxi và oxalat thường được liên kết với nhau tạo thành phức hợp để tái hấp thu ở đường tiêu hóa trước khi được chuyển đến thận.

Thực tế, rất khó để định lượng chính xác oxalat trong các thực phẩm nên để phòng ngừa tái phát sỏi, bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalat như đậu bắp, rau bina, khoai lang, khoai tây, sô cô la, củ cải đường, rau bina,… Lời khuyên tốt nhất là nên kết hợp cùng các thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn.

Không lạm dụng vitamin C liều cao

Theo các chuyên gia tiết niệu, nguy cơ bị sỏi thận, sỏi tiết niệu cao gấp hai lần ở những nam giới dùng vitamin C liều cao (trên 1000mg) do canxi có khả năng chuyển hóa thành oxalat trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ tạo sỏi. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung khoảng 50mg – 100mg vitamin C mỗi ngày từ các thực phẩm hàng ngày như rau xanh, trái cây nếu không có chỉ định dùng vitamin C.

Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích

Cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng xấu đến chức năng tiết niệu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới trong đường tiết niệu cũng như giảm hiệu quả trị sỏi. Do đó, bạn nên tránh xa những thực phẩm này.

Không ăn quá mặn

Muối ăn chứa thành phần chính là natri nên nếu thường xuyên ăn mặn sẽ làm dư thừa natri gây giữ nước và ức chế tái hấp thu canxi ở thận, tăng bài tiết ra nước tiểu. Do đó, mỗi ngày không nên ăn quá 2,3g muối (tương đương một muỗng cà phê). Thói quen đọc kỹ nhãn thực phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng muối và tốt nhất nên tránh những thực phẩm chứa nhiều hơn 20% natri, các đồ ăn chế biến sẵn.

Xem thêm: Điểm danh các nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu

Điều trị sỏi niệu đạo muốn đạt hiệu quả cao cần tìm đúng giải pháp

Thực tế, nam giới thường dễ bị sỏi niệu đạo so với nữ giới và tùy từng vị trí của sỏi trong niệu đạo (hố thuyền, niệu đạo màng, niệu đạo di động,…) có thể điều trị bằng các phương pháp khác nhau nhưng cần sớm loại bỏ sỏi, khơi thông đường tiểu để tránh biến chứng sau này.

Can thiệp ngoại khoa trong điều trị sỏi niệu đạo

Khi sỏi ở hố thuyền hoặc niệu đạo trước thì thực hiện thủ thuật để gắp bỏ sỏi ra ngoài. Còn nếu sỏi ở vị trí niệu đạo sau sẽ dùng dung dịch bôi trơn để đẩy viên sỏi ngược trở lại bàng quang, sau đó điều trị giống như sỏi bàng quang.

Thực tế, chỉ nên phẫu thuật mổ, tán sỏi nếu viên sỏi kích thước quá lớn hoặc không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa bởi các kỹ thuật này mặc dù giúp nhanh loại bỏ sỏi nhưng vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro như tổn thương niệu đạo, bàng quang, nhiễm khuẩn,… và sỏi rất dễ tái phát.

Trong khi đó, cách chữa sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo) bằng phương pháp đông tây y kết hợp thường mang lại nhiều lợi ích tích cực hơn, vừa giảm triệu chứng vừa ngăn chặn tận gốc căn nguyên gây sỏi.

Thảo dược đông y giúp loại bỏ sỏi an toàn, tránh tái phát

Tiêu biểu nhất khi chữa sỏi tiết niệu bằng Đông y thì không thể không nhắc đến 7 vị thảo dược điển hình gồm: Râu mèo, Râu ngô, Kim tiền thảo, Bán biên liên, Hoàng bá, Xa tiền tử, Nhọ nồi.

Dựa trên nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học tại các quốc gia lớn như Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,… cho thấy, khi kết hợp các thành phần này sẽ tác động toàn diện trên hệ thống đường tiết niệu theo các cơ chế: lợi tiểu mạnh để bào mòn, đào thải sỏi, kiềm hóa nước tiểu để ngăn ngừa kết tinh thêm sỏi mới, giãn cơ trơn tiết niệu để viên sỏi dễ dàng di chuyển và kháng khuẩn, giảm đau để cải thiện các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt,… phòng ngừa viêm đường tiết niệu do sỏi.

Viên uống thảo dược dành cho người bị sỏi tiết niệu

Thực tế, kinh nghiệm dân gian chữa sỏi tiết niệu thường chỉ dừng lại ở việc đun, sắc, hãm các thảo dược uống hàng ngày nhưng cách làm này thường tốn nhiều thời gian, khó căn chuẩn về liều lượng và không loại bỏ được hết tạp chất.

Chính vì vậy, để an toàn và tiện dụng hơn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tính toán kỹ lượng để tạo nên viên uống thảo dược Stonebye. Sản phẩm thuộc bản quyền của công ty CPSX và TM Hồng Bàng – một doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất các thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe đoạn video chia sẻ dưới đây:

Thành phần, công dụng và cách dùng Stonebye trị sỏi niệu đạo

Tất cả những trường hợp bị sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang khi đào thải ra ngoài cũng đều phải đi qua niệu đạo. Đôi khi viên sỏi to có thể mắc kẹt tại đó, khó ra. Bởi vậy, dù bất cứ loại sỏi tiết niệu nào cũng nên dùng Stonebye sớm để nhanh đào thải ra ngoài, ví như trường hợp của anh Nguyễn Ngọc Nam ở Hà Nội (0363595079) dưới đây. Anh có 2 viên sỏi niệu quản, một viên bằng hạt gạo, một viên lớn 16x10mm. Sau khi dùng Stonebye, cả 2 viên đều đã được đào thải hết. Anh chia sẻ:

Chia sẻ của anh Nam (Hà Nội – 0363595079) khi ra được sỏi niệu quản 16x10mm 

Xem thêm:

Stonebye – Giải pháp thảo dược hỗ trợ loại sỏi và ngừa viêm hiệu quả

Sỏi niệu đạo: Tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Sỏi niệu đạo chắc chắn sẽ không có cơ hội “hoành hành” gây biến chứng nếu được điều trị đúng phương pháp và chủ động phòng ngừa bằng cách ăn uống khoa học theo danh sách thực phẩm “sỏi niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì”. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trang bị nhiều kiến thức hữu ích về bệnh sỏi niệu đạo để luôn vui khỏe. 

Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.


Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/kidney-stones/understanding-kidney-stones-prevention

https://www.healthline.com/health/kidney-stone-diet


Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      4 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Trần Duẩn
      Trần Duẩn
      2 Năm Trước

      Tôi uống được 3 hộp stonebye thấy đỡ bí tiểu. Xin hỏi uống bao lâu là tốt nhất và dùng lâu dài có tác dụng phụ gì không?

      Hoài Phong
      Hoài Phong
      1 Năm Trước

      tôi mới siêu âm có cặn vụn sỏi bám niệu đạo, tiểu nhiều và tức bụng dưới, đã sắc mã đề và cỏ tranh uống nhưng không đỡ