Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh Cephalosporin và lưu ý khi dùng

5/5 - (2 bình chọn)

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh cephalosporin ngày càng trở lên thông dụng. Vậy khi dùng thuốc cần lưu ý gì để giảm nguy cơ tác dụng phụ, dùng thuốc lâu ngày có nguy hại không? Tổng hợp thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

Kháng sinh cephalosporin là thuốc gì?

Kháng sinh này có nguồn gốc từ loài nấm Acremonium, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1945. Cephalosporin thuộc nhóm kháng sinh β-lactam và được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1964. Qua thời gian, các thuốc dần được cải tiến theo từng thế hệ, có sự khác biệt về đặc tính sinh học và hiệu lực. Hiện nay, kháng sinh nhóm cephalosporin được chia thành 5 thế hệ từ 1 đến 5.

Tổng hợp các nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin

Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 1

Thuốc kháng sinh này có tác dụng tốt với  nhiễm khuẩn do S. aureus và S. Pyogenes, phổ biến như cephalexin, cefapirin, cephadrin, cefazolin, cephalothin, cefadroxil,… Một số chỉ định chính của thuốc nhóm này bao gồm:

–  Viêm đường tiết niệu –  sinh dục

– Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, răng,…

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 2

Thường dùng là Ceforanid, Cefprozil, Cefuroxim, Cefoxitin, Cefaclor, Cefotetan,… dùng trong một số nhiễm trùng tiết niệu nhưng thường đặc hiệu hơn với nhiễm trùng hô hấp hoặc viêm tai do vi khuẩn S. pneumoniae kháng kháng sinh penicillin. Ở thế hệ này, hiệu lực trên vi khuẩn Gram (-) cải thiện rõ rệt hơn so với thế hệ 1.

Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3

Với những kháng sinh cephalosporin thế hệ sau, hiệu lực trên vi khuẩn gram (-) mạnh hơn hẳn và tác động đến vi khuẩn Gram (+) có phần yếu hơn. Kháng sinh này được chỉ định trong những trường hợp sau:

– Nhiễm khuẩn tiết niệu từ trung bình đến nặng

– Nhiễm khuẩn hô hấp nặng

– Nhiễm khuẩn gan, mật, tiêu hóa

– Viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn huyết

Hiện nay, một số nhóm thuốc thông dụng bao gồm: Ceftazidim, Cefdinir, Ceftizoxim, Cefoperazon, Cefotaxim, Cefpodoxim, Ceftriaxon,…

Kháng sinh nhóm Cephalosporin chữa viêm tiết niệu

Thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 4 và thế hệ 5

Đây là những kháng sinh phổ rộng dùng cho những nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng bệnh viện do vi khuẩn kháng thuốc. Cephalosporin thế hệ 4 như cefpirome và cefepim. Cephalosporin thế hệ 5 thường dùng như cefpirome.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh cephalosporin có an toàn tuyệt đối không?

Kháng sinh cephalosporin là những hóa chất tổng hợp nên nếu dùng dài ngày hoặc liều cao liên tục vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Phổ biến là tình trạng dị ứng, quá mẫn tương tự như khi dùng thuốc kháng sinh peniciline.

Ngoài ra, do có sự tương đồng về cấu trúc giữa cephalosporin và penicilin nên cần thận trọng khi dùng thuốc ở những người có tiền sử dị ứng nặng với penicilin. Một số tác dụng không mong muốn khi dùng bao gồm:

– Kích ứng dạ dày, đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa

– Dị ứng, mẩn ngứa, ban đỏ ở da,…

– Nhiễm nấm bội nhiễm ở những mô mềm ở âm đạo, niêm mạc miệng,…

– Rối loạn đông máu (gặp khi dùng kháng sinh thế hệ 2)

– Nhiễm độc, hoại tử thận khi dùng kháng sinh liều cao, kéo dài

Xem thêm: Chữa viêm đường tiết niệu – Nên dùng kháng sinh tân dược hay kháng sinh tự nhiên

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh cephalosporin

– Chỉ dùng kháng sinh Cephalosporin khi có kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn

– Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng để hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc

– Với những người bệnh suy gan, suy thận cần điều chỉnh liều thuốc kháng sinh

– Chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng với kháng sinh cephalosporin

– Không uống rượu, bia khi dùng thuốc để tránh những tương tác bất lợi

– Chỉ kết hợp cephalosporin cùng các thuốc kháng sinh khác khi thực sự cần thiết, ưu tiên những kháng sinh liều thấp trước

Kháng sinh cephalosporin được dùng phổ biến khi chữa viêm đường tiết niệu để giúp diệt khuẩn và xoa dịu triệu chứng viêm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc dài ngày hoặc liều cao liên tục có thể gặp phải một số tác dụng phụ do thuốc, nghiêm trọng hơn là tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Chính vì vậy, để kiểm soát tốt tình trạng viêm lâu dài, lời khuyên tốt nhất là nên kết hợp dùng những kháng sinh tự nhiên từ thảo dược như Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên,… Ưu điểm của phương pháp này là thường an toàn, lánh tính hơn và hiệu quả duy trì bền vững ngay cả khi đã ngưng dùng.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công nhiều sản phẩm viên uống tiện lợi. Tiêu biểu là viên uống Stonebye chứa 7 vị thuốc quý Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Hoàng bá, Nhọ nồi, Bán biên liên với hàm lượng mỗi dược chất được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Đây là giải pháp chống viêm tự nhiên, cải thiện nhanh triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu trong các bệnh viêm tiết niệu bao gồm viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép lưu hành và nhận được những phản hồi tích cực từ giới chuyên gia và người dùng.

Viên uống thảo dược giúp giảm viêm tự nhiên

Chữa viêm đường tiết niệu chỉ thực sự hiệu quả khi kết hợp điều trị cùng một chế độ sinh hoạt khoa học. Bạn nên bổ sung đủ nước (tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày), tăng cường lượng rau xanh, trái cây tươi và những thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

Ngoài ra, cần cắt giảm lượng muối, đường hóa học và tránh các thực phẩm chế biến sẵn, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Việc tập luyện thể thao nhẹ nhàng là giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tốt tình trạng viêm.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc kháng sinh cephalosporin hay bất kỳ loại kháng sinh nào sẽ không trở thành “con dao hai lưỡi” nếu dùng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn và kết hợp với những liệu pháp trị viêm tự nhiên.

Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến bệnh viêm đường tiết niệu, bạn đừng ngần ngại liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.


Xem thêm:

Viên uống Stonebye và những lợi ích thiết thực với bệnh viêm tiết niệu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu và những điều cần làm ngay khi phát hiện

Bệnh viêm đường tiết niệu nên kiêng gì, ăn gì mới tốt?

Ds Hà Anh

Nguồn tham khảo:

https://www.drugs.com/drug-class/cephalosporins.html

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận