Sỏi acid uric – Nguyên nhân và giải pháp loại bỏ nhanh chóng

Rate this post

Sỏi acid uric là một dạng của sỏi thận, thường chiếm khoảng 10% các ca bệnh. Vậy sỏi acid uric là gì? Nguyên nhân nào gây hình thành sỏi và làm thế nào để loại bỏ sỏi ra khỏi đường tiết niệu nhanh chóng, tránh tái phát? Các băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp ngay tại bài biết này.

Sỏi acid uric là gì?

Sỏi acid uric là một loại sỏi thận, hình thành khi nước tiểu chứa nhiều chất acid uric tạo tinh thể lắng đọng trong hệ tiết niệu.

Cụ thể, acid uric là một chất chuyển hóa được tạo ra từ quá trình phân hủy purin –  một chất có nhiều trong thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu, thịt lợn), nội tạng động vật… Khi nồng độ acid uric trong máu cao sẽ được đưa đến thận để xử lý, làm tăng nồng độ chất này trong nước tiểu. Tại đây, acid uric có thể kết tinh tạo thành các khối cứng, gọi là sỏi acid uric.

Sỏi acid uric chiế 10% trong tổng số các ca sỏi thận

Sỏi acid uric chiế 10% trong tổng số các ca sỏi thận

Các yếu tố nguy cơ hình thành sỏi acid uric

Sỏi acid uric thường gặp phải ở các đối tượng sau:

– Người uống không đủ nước, bị mất nước do tiêu chảy, nôn hoặc kém hấp thu,…

– Những người vừa trải qua hóa trị.

– Người thừa cân và mắc bệnh tiểu đường.

– Người ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt gia cầm,…

– Tiền sử gia đình có người bị sỏi thận.

– Người mắc bệnh gout.

– Người dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch,… có thể gây tác dụng phụ làm tăng mức acid uric trong máu.

Triệu chứng của sỏi acid uric

Sỏi acid uric di chuyển gây kích thích, tắc nghẽn trong đường tiết niệu khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như:

– Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn ở phía sau vùng hông lưng hoặc vùng bụng dưới, có thể đau thành từng đợt, cơn đau có thể lan xuống vùng bẹn.

– Cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu

– Đi tiểu với tần suất nhiều hơn bình thường, mót tiểu, tiểu rắt

– Tiểu ra máu (nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu)

– Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi

– Cảm giác buồn nôn, ói mửa

– Sốt và ớn lạnh khi có nhiễm trùng tiết niệu

Đau là triệu chứng điển hình khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu

Đau là triệu chứng điển hình khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu

Cách chẩn đoán sỏi acid uric như thế nào?

Để chẩn đoán sỏi acid uric trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh sau đó có thể chỉ định các xét nghiệm sau để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất:

– Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ acid uric hoặc canxi trong máu. Xét nghiệm này cũng nhằm loại trừ các nguyên nhân khác không phải do sỏi.

– Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24h để kiểm tra nồng độ acid uric và canxi trong nước tiểu.

– Chụp CT hoặc siêu âm: Thông qua hình ảnh để tìm sỏi acid uric trong đường tiết niệu, có thể phát hiện được cả những viên sỏi có kích thước rất nhỏ.

– Phân tích sỏi: Bác sĩ có thể chỉ định bạn đi tiểu qua một dụng cụ lọc đặc biệt để hứng khi có bất kỳ viên sỏi nào đi qua. Sau đó bác sĩ sẽ gửi viên sỏi đến phòng thí nghiệm để phân tích nhằm tìm ra chính xác loại sỏi thận từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị sỏi acid uric

Điều trị bằng thuốc tây

Để giảm nhanh triệu chứng do sỏi acid uric và đào thải sỏi ra khỏi đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc sau:

– Thuốc Allopurinol giúp giảm nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu.

– Thuốc Potassium citrat và Natri bicarbonat để kiềm hóa nước tiểu.

– Thuốc chẹn alpha là thuốc giãn cơ trơn giúp sỏi niệu quản dễ đào thải ra ngoài.

Thảo dược hỗ trợ đào thải sỏi acid uric tự nhiên

Dùng thuốc tây có thể cải thiện nhanh các triệu chứng của sỏi acid uric nhưng lại không thể tác động sâu vào căn nguyên hình thành sỏi khiến bệnh dễ tái phát. Ngoài ra việc sử dụng thuốc dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Do đó để giảm thiểu nguy cơ phải dùng thuốc tây dài ngày và tăng hiệu quả đào thải sỏi, các chuyên gia tiết niệu thường khuyến cáo người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược như: Râu mèo, Râu ngô, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Nhọ nhồi, Bán biên liên Đây là những thảo dược đã được y học cổ truyền công nhận cũng như được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng:

– Lợi tiểu, tăng làm mòn và đào thải sỏi ra ngoài nhanh chóng hơn

– Kiềm hóa nước tiểu, ngăn cản các chất kết tinh tạo sỏi mới hoặc làm viên sỏi to hơn.

– Chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, ngăn cản biến chứng viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận.

– Giãn cơ trơn tiết niệu giúp giảm đau và viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn, hạn chế trầy xước niêm mạc.

Hiện nay, trên thị trường có viên uống Stonebye là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có công thức tối ưu chứa chiết xuất từ 7 loại thảo dược trên, rất tiện lợi và đảm bảo liều lượng chính xác, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.

Do vậy, nếu đang bị sỏi acid uric làm phiền, bạn hãy tham khảo sử dụng sớm Stonebye để nhanh chóng loại bỏ sỏi tự nhiên và chống tái phát hiệu quả. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tiết niệu PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn về lợi ích của viên uống thảo dược Stonebye với người bệnh sỏi acid uric nói riêng và sỏi đường tiết niệu nói chung trong video dưới đây:

Đánh giá của chuyên gia tiết niệu về tác dụng của Stonebye với sỏi tiết niệu

Nếu bạn quan tâm về giải pháp đào thải sỏi tự nhiên, an toàn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại/zalo số: 0981.670.198 để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.

Can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp kích thước sỏi acid uric quá lớn và không thể tự đào thải ra ngoài, bác sĩ có thể chỉ định một số can thiệp sau đây:

– Tán sỏi bằng sóng xung kích: Đây là thủ thuật không xâm lấn, sử dụng sóng âm thanh năng lượng cao để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ, dễ đào thải ra ngoài nhanh hơn.

– Mổ nội soi niệu quản: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi mỏng có gắn camera ở đầu qua niệu quản, dẫn từ thận đến bàng quang. Sỏi acid uric được lấy ra trực tiếp hoặc bị phá vỡ thành những mảnh nhỏ bằng tia laser, sau đó loại bỏ các mảnh đó.

Phẫu thuật lấy sỏi qua da: Thường được áp dụng với những viên sỏi có kích thước lớn, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở lưng và lấy sỏi ra bằng các dụng cụ chuyên dụng. Trong quá trình phẫu thuật người bệnh sẽ được gây mê toàn thân nên không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình.

Lưu ý giúp phòng ngừa sỏi acid uric

– Uống nhiều nước: Người từng bị sỏi acid uric nên đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, rửa trôi các hóa chất ngăn chặn sỏi hình thành.

– Cắt giảm thực phẩm có hàm lượng purine cao gồm: thịt đỏ, thịt nội tạng, cá mòi, cá cơm, bia rượu,…

– Tăng cường bổ sung các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít béo vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về sỏi acid uric. Trong trường hợp mắc phải sỏi, bạn hãy tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ đồng thời kết hợp với sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược phù hợp để đào thải sỏi hiệu quả.

Xem thêm:

Liệu trình sử dụng Stonebye với bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu để đạt hiệu quả tối ưu

Sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Nguồn tham khảo: clevelandclinic.org, mayoclinic.org

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận