Bệnh đái dắt: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn thường xuyên cảm thấy mót tiểu dù không uống nhiều nước? Bạn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít và bạn tự hỏi bệnh đái dắt này là do đâunguy hiểm thế nào? Để giải đáp những băn khoăn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh đái dắt là gì?

Bệnh đái dắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày (bình thường chỉ khoảng 6 – 7 lần/24h) với lượng nước tiểu rất ít, có khi chỉ són vài giọt. Mỗi lần đi tiểu thường kèm theo cảm giác đau ở bộ phận sinh dục (niệu đạo, âm đạo).

Bệnh đái dắt là do đâu?

Bình thường nước tiểu lưu lại trong bàng quang đến khi đầy sẽ tạo ra phản xạ buồn tiểu để thải ra ngoài. Tuy nhiên khi bàng quang bị tổn thương sẽ ở trong trạng thái kích thích dù nước tiểu chưa đổ đầy vẫn gây ra phản xạ cần đi vệ sinh khẩn cấp. Tình trạng này xảy ra thường xuyên là do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân bệnh lý:

– Bệnh viêm bàng quang kẽ kèm theo đau bụng dưới, đau hố chậu

– Bệnh viêm niệu đạo: vi khuẩn có thể di chuyển lên đến bàng quang gây nhiễm trùng, bệnh tiểu rắt

– Hội chứng bàng quang tăng hoạt (bàng quang kích thích): bàng quang co thắt không kiểm soát gây mót tiểu khẩn cấp, tiểu không tự chủ

– Bệnh ung thư bàng quang: khối u phát triển nhanh làm tổn thương, chèn ép dẫn đến chảy máu, đái dắt

– Sỏi bàng quang hoặc dị vật cọ xát, làm tổn thương dây thần kinh bàng quang dẫn đến nhiễm trùng, tiểu nhiều lần, tiểu rắt

– Suy giảm chức năng tiết niệu do các nguyên nhân như: viêm tiết niệu, thận yếu, suy thận, thận ứ nước

– Bệnh tuyến tiền liệt: như u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt khiến tuyến tiền liệt phình to chèn ép vào ống niệu đạo, chặn dòng chảy của nước tiểu khiến thành bàng quang dễ bị kích thích gây nên bệnh đái dắt

– Suy tuyến thượng thận làm giảm tiết hormon

– Mệt mỏi, stress, rối loạn giấc ngủ kéo dài

Nguyên nhân chủ quan:

– Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu, thuốc huyết áp,…

– Mang thai: kích thước thai nhi tăng dần có thể chèn ép vào thành bàng quang gây bệnh đái dắt

– Sử dụng quá nhiều các loại đồ uống, thực phẩm gây kích thích lợi tiểu như cà phê, ca cao, trà,…

– Tập thể thao, lao động gắng sức ảnh hưởng đến chức năng hệ bài tiết

– Quan hệ tình dục thô bạo làm tổn thương bàng quang, niệu đạo

 Bệnh tiểu dắt gặp ở cả nam và nữ giới với nhiều bất tiện

Bệnh tiểu dắt gặp ở cả nam và nữ giới với nhiều bất tiện

Đối tượng có nguy cơ cao gặp bệnh đái dắt?

Bệnh đái dắt có thể gặp ở bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi, giới tính, tuy nhiên vẫn có những đối tượng có nguy cơ cao hơn như sau:

– Độ tuổi: trẻ em, người già thường có cơ bàng quang yếu hơn   

– Giới tính: tỷ lệ bệnh đái dắt ở nữ cao hơn nam giới

– Những người thừa cân, béo phì: làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ lân cận

– Người có các bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, huyết áp, thần kinh,…

Dấu hiệu đặc trưng trong bệnh đái dắt

– Tần suất và lượng nước tiểu: số lần đi tiểu có thể lên đến 10 – 20 lần/ngày, đêm và không liên quan đến việc uống nhiều nước, có hiện tượng tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít, đặc biệt vào ban đêm

– Cảm giác mót tiểu: Khi bị bệnh đái dắt, sẽ xuất hiện cảm giác mót tiểu khẩn cấp, khó hoãn lại được, đôi lúc dẫn đến tiểu són

– Biểu hiện ở các cơ quan khác: Bệnh đái dắt thường kèm theo cảm giác tiểu buốt, đau, khó chịu vùng bụng dưới, lưng, hông,… Nếu kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, sụt cân,…

– Bất thường trong nước tiểu: nước tiểu màu đậm, đục, có mùi hôi khó chịu, đôi khi xuất hiện màu hồng như chảy máu

 Bệnh đái dắt thường gia tăng vào ban đêm

Bệnh đái dắt thường gia tăng vào ban đêm

Bệnh đái đắt kéo dài có nguy hiểm không?

Bệnh đái dắt dù do nguyên nhân gì thì cũng đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên một số hậu quả như sau:

– Rối loạn giấc ngủ: bệnh đái dắt thường gia tăng vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt với những người cao tuổi, tăng huyết áp. Việc phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu có thể gây té ngã nguy hiểm

– Suy giảm chất lượng tình dục: bệnh tiểu dắt kèm theo tiểu buốt, tiểu són làm giảm ham muốn và giảm độ hưng phấn trong đời sống vợ chồng

– Suy giảm sức khỏe: tiểu dắt do các bệnh lý như viêm tiết niệu, ung thư bàng quang, bệnh sỏi đường tiết niệu,… nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận,…

Nếu cần tư vấn chi tiết về bệnh đái dắt cùng các bệnh lý tiết niệu và giải pháp trị hiệu quả, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Hotline Stonebye 0981670198

Tổng hợp cách điều trị bệnh đái dắt

Ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh đái dắt, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Tùy theo căn nguyên sẽ ưu tiên các phương pháp khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn điều trị một số nguyên nhân phổ biến:

Với bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu

Phương pháp điều trị chính là dùng thuốc kháng sinh trong đợt viêm cấp tính kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp tăng hiệu quả điều trị và chống tái phát. Hiện nay, có một số kháng sinh thông dụng như Trimethoprim/sulfamethoxazole, Nitrofurantoin, Cephalexin, Ceftriaxone, Doxycycline, Fosfomycin, kháng sinh nhóm fluoroquinolon,…

Thuốc kháng sinh tây y có hiệu lực mạnh nhưng nếu dùng lâu vẫn có thể gặp phải tác dụng phụ, vì vậy, những người bệnh đái dắt thường được khuyên là dùng thêm sản phẩm trị viêm từ thảo dược. Trong đó viên uống Stonebye là một lựa chọn an toàn được tin dùng hiện nay.

Đây là sản phẩm kết hợp 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi cho tác động toàn diện với bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang, giải quyết căn nguyên chính gây bệnh đái đắt. Sản phẩm giúp:

– Kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, giảm tần suất và mức độ đi tiểu, triệu chứng tiểu buốt, bí tiểu

– Lợi tiểu tự nhiên giúp “rửa trôi” vi khuẩn ra ngoài, chống tái phát

– Giúp giãn cơ trơn, giảm tình trạng sưng viêm kích ứng trong đường tiểu

Với nguồn gốc thảo dược an toàn, không tác dụng phụ, Stonebye là giải pháp lí tưởng giúp cho nhiều người chấm dứt bệnh đái dắt do viêm và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống, điển hình như trường hợp của chị Nguyễn Thúy Nga (Thái Bình – 0932.010.681) qua video dưới đây:

Kinh nghiệm trị viêm tiết niệu nhờ dùng thảo dược Stonebye của chị Nga

Không chỉ giúp ngừa viêm, Stonebye còn giúp bài sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) hiệu quả, một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh đái dắt ở cả nam và nữ.

Xem thêm: Viên uống Stonebye: Lựa chọn hàng đầu với bệnh sỏi và viêm tiết niệu

Với bệnh bàng quang tăng hoạt

Bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kháng cholinergic để ngăn chặn các cơn co thắt bàng quang bất thường. Nếu kèm theo tiểu buốt sẽ dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.

Với bệnh ung thư bàng quang

Hiện nay, tùy theo mức độ ung thư, sẽ lựa chọn áp dụng một trong những phương pháp sau:

– Hóa trị

– Xạ trị

– Phẫu thuật: nội soi, cắt bàng quang toàn bộ, cắt bàng quang bán phần hoặc chuyển nước tiểu

– Liệu pháp miễn dịch

Với bệnh tuyến tiền liệt

Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt gây bệnh đái dắt được chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giảm triệu chứng, hiện chưa có thuốc nào có khả năng làm giảm kích thước khối u. Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được xem xét nếu điều trị bằng thuốc thất bại hoặc khối u gây biến chứng:

– Mổ bóc u phì đại tuyến tiền liệt

– Cắt đốt nội soi qua niệu đạo

– Làm bốc hơi nước trong u xơ tuyến tiền liệt

 Điều trị phì đại tuyến tiền liệt giúp giảm bệnh đái dắt

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt giúp giảm bệnh đái dắt

Liệu pháp tự nhiên giúp phòng ngừa bệnh đái dắt

Bên cạnh việc điều trị tốt căn nguyên, để phòng ngừa bệnh đái dắt tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn thực hiện theo những hướng dẫn sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: hạn chế các đồ uống kích thích như cà phê, rượu, bia,… và đồ ăn cay nóng gây viêm bàng quang. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi

– Vệ sinh cá nhân và bộ phận sinh dục sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn lên đến bàng quang

– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nhịn tiểu quá lâu, tập thói quen làm rỗng bàng quang hoàn toàn, tránh làm đọng nước tiểu

– Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp đánh giá chức năng tiết niệu, bàng quang

Bệnh đái dắt sẽ không trở thành vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích giúp bạn và người thân đối phó tốt với chứng bệnh này.

Xem thêm:

Tổng hợp thông tin về bệnh viêm bàng quang

Viêm tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/frequent-urination-causes-and-treatments

https://www.mayoclinic.org/symptoms/frequent-urination/basics/causes/sym-20050712

https://www.medicalnewstoday.com/articles/70782

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận