Đừng để suy thận chỉ vì viêm thận – Hiểu rõ để điều trị sớm!

5/5 - (3 bình chọn)

Được tạo nên từ hàng ngàn cấu trúc nhỏ (còn gọi là nephron), hai quả thận đảm nhiệm chức năng “lọc máu” đào thải các chất cặn thải dư thừa trong cơ thể với lưu lượng 150 – 160 lít máu/ngày. Khi bị viêm thận, các chức năng ấy cũng dần bị suy giảm, kèm theo đó là vô vàn hệ lụy xấu có thể xảy ra. Vậy viêm thận là do đâu, triệu chứng là gì và điều trị sao để hiệu quả? Để sớm giải đáp những thắc mắc này, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Viêm thận là bệnh gì?

Là tình trạng nhiễm khuẩn tại các đơn vị cấu tạo của thận (nephron) làm ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận. Bệnh có thể tiến triển từ cấp tính đến mạn tính do nhiều nguyên nhân và nếu không điều trị sớm sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ thống thận – tiết niệu.

Các dạng bệnh viêm thận và nguyên nhân phổ biến

Tùy từng vị trí nhiễm khuẩn trong thận, có thể phân loại bệnh thành các dạng khác nhau. Ở giai đoạn cấp, các triệu chứng thường diễn biến rất nhanh và rầm rộ.

Viêm đài – bể thận

Nguyên nhân chính là các nhiễm khuẩn ngược dòng do vi khuẩn E.coli lan từ niệu đạo, bàng quang lên đến niệu quản, thận gây viêm bể thận và các đài thận. Ngoài ra, khi các viên sỏi thận di chuyển cọ xát gây tổn thương niêm mạc thận hoặc do can thiệp từ các dụng cụ phẫu thuật tiết niệu… cũng trở thành nguyên nhân gây viêm thận.

Viêm cầu thận

Tiểu cầu thận là những cụm mao mạch nhỏ giúp vận chuyển máu trong thận. Các nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp tính như nhiễm liên cầu, suy giảm miễn dịch do HIV/AIDs, viêm đường tiết niệu, viêm gan B, C,…

Viêm thận kẽ

Kẽ thận là những khoang trống giữa các ống thận, khi bị viêm sẽ sưng và cản trở lưu thông nước tiểu. Việc sử dụng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs, thuốc lợi tiểu dài ngày hoặc một phản ứng thuốc được coi là nguyên nhân gây viêm thận kẽ.

Viêm thận lupus ban đỏ

Đây là một trong những biến chứng thường gặp trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống – là một dạng bệnh tự miễn khi cơ thể tự sản sinh kháng thể tấn công các cơ quan trong cơ thể. Khi hệ thống miễn dịch tấn công các tổ chức thận sẽ làm tổn thương và chảy máu gây viêm thận lupus. Lúc này nước tiểu có màu đỏ, có lẫn protein,…

Các yếu tố nguy cơ viêm thận

Ngoài những căn nguyên này, có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm thận bao gồm:

– Tiền sử các bệnh về thận – tiết niệu: bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm thận thường xuyên tái phát,…

– Các bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh miễn dịch,…

– Sau một số phẫu thuật tiết niệu như: cắt bỏ túi thừa niệu quản, mổ, tán sỏi bàng quang, thận.

– Người lạm dụng các thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kháng sinh.

– Độ tuổi ngoài 60 tuổi.

 Viêm thận có nhiều mức độ và do rất nhiều nguyên nhân

Viêm thận có nhiều mức độ và do rất nhiều nguyên nhân

Nhận biết sớm các triệu chứng viêm thận

Ở mỗi giai đoạn viêm thận cấp hay mạn tính, các biểu hiện có thể khác nhau. Cũng có một số trường hợp viêm thận tiến triển “thầm lặng” không có triệu chứng rõ rệt và chỉ được nhận biết khi viêm đã chuyển sang giai đoạn nặng. Dưới đây là các triệu chứng viêm thận thường gặp:

– Nước tiểu bất thường: Nước tiểu đục, có bọt, có máu hoặc có mủ, có thể gặp tiểu ra máu (tiểu máu đại thể hoặc vi thể), nước tiểu có màu hồng đỏ trông như nước rửa thịt.

– Đi tiểu bất thường, tăng rõ rệt tần suất đi tiểu.

– Cảm giác đau, rát buốt và khó chịu khi đi tiểu.

– Phù ở nhiều vị trí như bàn tay, bàn chân, mặt (thường gặp nhiều trong bệnh viêm cầu thận cấp, phù nhiều vào buổi sáng).

– Cơn tăng huyết áp: viêm thận cấp có thể gây nên cơn tăng huyết áp kịch phát kèm theo đau đầu, dữ dội, hoa mắt, choáng váng,…

– Đau bụng, buồn nôn, nôn.

– Sốt nhẹ từ 37,5 – 38,5 độ.

– Chán ăn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi.

Triệu chứng bệnh viêm thận điển hình

Triệu chứng bệnh viêm thận điển hình

Nếu bạn bị viêm thận và mong muốn tìm giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chẩn đoán viêm thận như thế nào?

Ngoài các triệu chứng gặp phải, cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm thận:

– Xét nghiệm máu: đánh giá 2 chỉ số quan trọng là ure máu và creatinin. Nếu nồng độ hai chất này tăng cao là dấu hiện chức năng lọc của thận bị suy giảm.

– Xét nghiệm nước tiểu: để nhận biết các thành phần bất thường trong nước tiểu như hồng cầu, protein niệu…

– Sinh thiết thận: kiểm tra một mẫu mô thận – là cách tương đối chính xác để phát hiện tình trạng viêm thận.

Biến chứng bệnh viêm thận có thể gặp phải

Viêm thận cấp tính (viêm thận kẽ, viêm thận lupus, viêm cầu thận, viêm đài bể thận) nếu điều trị sớm thì khả năng cải thiện bệnh là rất khả quan. Tuy nhiên nếu để lâu, bệnh có thể gây nên nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe bao gồm:

– Hoại tử các nhu mô thận, áp xe quanh thận, ứ mủ thận…

– Nhiễm khuẩn huyết gây tử vong: nhiễm trùng ở thận lây lan vào máu dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, hậu quả xấu nhất có thể gây tử vong.

– Suy thận cấp tính: chức năng lọc của các nephron bị suy giảm làm tích tụ nhiều chất thải trong thận. Những trường hợp này cần lọc máu khẩn cấp để bảo vệ chức năng thận.

– Suy thận mạn tính: chức năng lọc của thận bị giảm nghiêm trọng gây suy thận mạn tính, lúc này sẽ cần phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

– Hội chứng thận hư: các mạch máu trong thận khiến lượng protein trong máu bị thất thoát nhiều ra nước tiểu, gây mất cân bằng lượng dịch trong cơ thể.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm thận

Chữa viêm thận cần căn cứ vào vị trí viêm và nguyên nhân, nếu là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thay thế hoặc kết hợp với nhiều phương pháp để rút ngắn thời gian dùng thuốc. Hiện nay, có các phương pháp đang được áp dụng bao gồm:

Thuốc tây chữa viêm thận

– Thuốc kháng sinh: được coi là liệu pháp ưu tiên với hầu hết các trường hợp viêm thận, để ngăn ngừa viêm tiến triển xấu. Nếu bị viêm nặng, cần dùng kháng sinh tiêm truyền tĩnh mạch.

– Thuốc ức chế miễn dịch: để ức chế tổn thương do tình trạng tự miễn.

– Thuốc giảm đau, chống viêm: giúp xoa dịu những cơn đau do viêm thận nặng.

– Các sản phẩm bổ sung điện giải: khi chức năng lọc máu của thận suy giảm sẽ làm mất cân bằng nồng độ các chất như natri, kali, protein… Một số dịch truyền được chỉ định để tăng đào thải các chất dư thừa và bổ sung kịp thời nếu thiếu hụt.

– Thuốc điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu: thuốc lợi tiểu, thuốc kiềm hóa nước tiểu, thuốc giảm nồng độ acid uric, thuốc giảm nồng độ cystine…

Trong những trường hợp bị sỏi, ngoài các thuốc tây để giảm nhanh triệu chứng, các chuyên gia khuyên nên kết hợp dùng các sản phẩm thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá,… để tác động toàn diện hơn đến bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Một trong những sản phẩm được đánh giá cao là viên uống Stonebye của công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hồng Bàng, sản phẩm vừa giúp lợi tiểu đào thải sỏi, vừa kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa viêm thận tiến triển xấu hơn.

Chữa viêm thận bằng thuốc tây cần căn cứ vào nguyên nhân

Chữa viêm thận bằng thuốc tây cần căn cứ vào nguyên nhân

Xem thêm: Stonebye – Công thức thảo dược hỗ trợ bài sỏi, ngừa viêm, phòng ngừa viêm thận

Liệu pháp lọc máu nhân tạo

Đây là giải pháp cứu cánh khi bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng do viêm thận để tránh nhiễm độc thận. Tùy từng mức độ viêm, thời gian lọc máu có thể khác nhau, có người phải thực hiện cả đời rất tốn kém chi phí.

Lời khuyên hữu ích giúp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm thận

Để tránh khỏi nguy cơ viêm thận, bạn nên thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học theo những hướng dẫn sau:

– Uống nhiều nước tối thiểu 2 – 2,5 lít nước/ngày, chia thành nhiều lần uống đều trong ngày.

– Tăng cường nhiều rau củ trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin.

– Bổ sung thêm thực phẩm có chứa lợi khuẩn để tăng cường chức năng tiêu hóa và tiết niệu.

– Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian, thăm khám định.

– Vệ sinh đúng cách bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

– Tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng vùng kín.

– Tập thể dục hàng ngày tối thiểu 15 – 2 phút mỗi ngày.

Phát hiện sớm những dấu hiệu viêm thận bằng cách chú ý đến những thay đổi nhỏ trong nước tiểu là vô cùng quan trọng để bảo vệ chức năng tiết niệu, tránh những hệ lụy xấu không đáng có.

Xem thêm: Cảnh giác với những biến chứng do sỏi tiết niệu nguy hiểm

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/312579.php

https://www.healthline.com/health/acute-nephritic-syndrome

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      0 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận