Viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Với người lớn, khi thấy dấu hiệu lạ thì có thể tự đi khám và điều trị ngay, nhưng với viêm đường tiết niệu ở trẻ em, không phải trường hợp nào cũng được cha mẹ phát hiện ra sớm.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em phổ biến nhất
Thực tế, trẻ nhỏ thường gặp khó khăn khi diễn tả các vấn đề sức khỏe của mình, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nên cha mẹ cần lưu ý đến những thay đổi của con. Bệnh viêm tiết niệu thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ốm sốt thông thường, bệnh hô hấp, tiêu hóa,… Dưới đây là dấu hiệu đặc trưng trong bệnh viêm tiết niệu ở trẻ:
– Đau bụng dưới, đau hai bên hố thắt lưng
– Tiểu buốt: đau khi đi tiểu khiến trẻ thường sờ tay vào bộ phận sinh dục
– Tiểu rắt, tiểu són liên tục: trẻ thường tè dầm ra quần áo, ga giường
– Nước tiểu có màu sắc bất thường (vàng đậm, nâu đỏ) đục hoặc có mùi hôi khó chịu
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ thường kèm theo biểu hiện sốt cao, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, trẻ mệt mỏi li bì,…

Viêm đường tiết niệu khiến trẻ rất đau và khó chịu khi đi tiểu
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Căn nguyên chính gây viêm tiết niệu ở trẻ là do nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là vi khuẩn E.coli (chiếm đến 80 – 90%). Vi khuẩn này cư trú trong đường tiêu hóa và môi trường sống hàng ngày khi xâm nhập vào hệ tiết niệu sẽ gây nhiễm khuẩn. Ngoài ra, có một tỷ lệ trẻ bị viêm tiết niệu do nhiễm ký sinh trùng, virus, vi nấm,…
Ngoài những tác nhân chính kể trên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ bao gồm:
– Sức đề kháng suy giảm, thường xuyên ốm sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng
– Tắc hẹp đường dẫn tiểu: hẹp niệu quản, chít hẹp bao quy đầu ở bé trai, hẹp điểm nối thận – niệu quản, túi thừa niệu quản, niệu đạo…
– Rối loạn chức năng bàng quang, mất trương lực cơ bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng nhiều trong bàng quang
– Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu làm cản trở dòng chảy nước tiểu và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm
– Trẻ uống không đủ nước khiến nước tiểu bị cô đặc
– Trẻ thường xuyên nhịn tiểu, tiểu không hết
– Thao tác vệ sinh không đảm bảo: việc đóng bỉm quá lâu, mắc quần thủng đũng, cho trẻ chơi/bò ở sàn bẩn, không vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ hoặc cách cha mẹ lau chùi theo chiều từ sau ra trước đều làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu ở trẻ
– Do cấu tạo giải phẫu đường tiết niệu: ở các bé gái, niệu đạo rất ngắn và nằm ngay sát hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu

Nhiều trường hợp trẻ bị viêm tiết niệu do sỏi
Cách chẩn đoán chính xác viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường. Một số xét nghiệm được chỉ định, bao gồm:
– Xét nghiệm nước tiểu, soi nước tiểu dưới kính hiển vi để phát hiện vi khuẩn, hồng cầu,…
– Xét nghiệm máu để đánh giá sức khỏe tổng quát của trẻ
– Siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính,… khi nghi ngờ có sỏi hoặc bất thường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có đáng lo ngại không?
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ nói chung không phải bệnh nan y nên khi điều trị đúng cách bệnh sẽ được kiểm soát tốt, không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài, viêm tiết niệu có xu hướng nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Viêm tiết niệu thường khiến trẻ mệt mỏi, ốm sốt, chán ăn, gầy sút cân,… đáng lo ngại hơn là tình trạng viêm ngược dòng lên thận gây tổn thương các tế bào thận, suy thận không hồi phục. Một số ít trẻ gặp biến chứng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Căn cứ vào mức độ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Trong trường hợp viêm nhẹ, các triệu chứng không rầm rộ, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây tươi, bổ sung thêm các lợi khuẩn, tạo điều kiện giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu.
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong những đợt viêm cấp tính để tiêu diệt vi khuẩn. Tùy tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mức độ viêm mà liều lượng và thời gian dùng thuốc ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, tối thiểu thường từ 3 – 5 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng viên, siro,… tại nhà. Nếu có nhiễm khuẩn nặng dùng thuốc đường uống không cải thiện cần nhập viện để tiêm truyền kháng sinh. Một số nhóm thuốc kháng sinh dùng chữa viêm tiết niệu ở trẻ bao gồm:
– Kháng sinh amoxicillin dùng với liều 50mg/kg/ngày chia làm 3 lần
– Kháng sinh Bactrim (kháng sinh tổng hợp chứa sulfamethoxazol và trimethoprim): liều dùng từ 20 – 30mg/kg/ngày
– Kháng sinh Trimethoprim: liều dùng từ 2- 30mg/kg/ngày
– Kháng sinh Cephalosporin (Cephalexin): dùng liều 50mg/kg/ngày
Thuốc kháng sinh tây y thường giúp cải thiện tương đối nhanh các triệu chứng viêm tuy nhiên sẽ tiềm ẩn một số tác dụng phụ khi dùng, mức độ nhẹ thường chỉ gây mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa thoáng qua, nghiêm trọng hơn là tình trạng mệt mỏi li bì, sốc phản vệ,… Đây là lí do cha mẹ không nên tự ý mua kháng sinh mà cần dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tuân thủ đúng theo liều lượng và thời gian được khuyến cáo, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều thuốc.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần kháng sinh theo kê đơn
Đặc biệt, với trẻ trên 7 tuổi bị nhiễm khuẩn tiết niệu (viêm tiết niệu), bên cạnh các thuốc kháng sinh tây y này, chuyên gia tiết niệu khuyên dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ giảm viêm từ thảo dược như Nhọ nồi, Hoàng bá, Bán biên liên,… Những vị thuốc này rất quen thuộc trong đông y nhờ độ an toàn, lành tính cao, không gây tác dụng phụ ngay cả khi dùng dài ngày. Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye kết hợp 7 thành phần Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi là sản phẩm được tin dùng trong bệnh viêm tiết niệu ở cả người lớn và trẻ em khi vừa giúp cải thiện những triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng, vừa phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
Xem thêm: Viên uống Stonebye và những lợi ích với bệnh viêm đường tiết niệu
Liệu pháp tự nhiên giúp phòng ngừa viêm tiết niệu ở trẻ
Cha mẹ nên thực hiện theo những hướng dẫn sau khi chăm sóc trẻ giúp phòng ngừa viêm tiết niệu ngay từ đầu:
– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường các loại nước ép trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt, kiwi,…
– Tăng cường rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ
– Không để trẻ ăn quá mặn, tránh các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ chiên rán,…
– Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục, hậu môn, chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập qua lỗ tiểu gây viêm
– Với những trẻ lớn nên hướng dẫn trẻ thao tác tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ
– Khuyên trẻ không nên nhịn tiểu vì bất kỳ lí do gì
– Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh đồ chơi và môi trường sống quanh trẻ để tránh vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào đường tiết niệu gây bệnh
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em rất cần được cha mẹ quan tâm và phát hiện điều trị sớm. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về bệnh lý này, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:
Chữa viêm tiết niệu bằng thuốc nam áp dụng đúng cách hiệu quả sẽ cao
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
Dược sĩ An Chu
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thận – tiết niệu
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/children/if-your-child-gets-a-uti
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/genitourinary-tract/Pages/Urinary-Tract-Infections-in-Teens.aspx