Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? – Giải đáp từ chuyên gia

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu đã bị viêm tiết niệu thì thường sẽ phải dùng kháng sinh, kháng viêm trong điều trị. Nhưng đồng nghĩa với điều này là người bệnh sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ, thậm chí là bị nhờn thuốc về sau. Vậy nếu không dùng thuốc, bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Để giải đáp băn khoăn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Để biết viêm đường tiết niệu có tự khỏi không thì bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh đó là gì. Viêm tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn vượt qua “hàng rào” phòng vệ của cơ thể làm tổn thương các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Trong đó thủ phạm chính là vi khuẩn E.coli (chiếm 90%), còn lại là do nhiễm nấm, virus,…

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu:

 – Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu: vi khuẩn phát triển từ những viên sỏi trong đường tiểu hoặc khi chúng di chuyển cọ xát sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng tiết niệu

– Quan hệ tình dục không an toàn, không vệ sinh đúng cách trước và sau khi giao hợp

– Một số bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy kéo dài

– Bất thường trong cấu trúc đường tiểu như hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang,…

– Vệ sinh cá nhân không cẩn thận, sử dụng các dung dịch vệ sinh có độ pH quá cao

 Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm thì sẽ biết viêm đường tiết niệu có tự khỏi không

Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm thì sẽ biết viêm đường tiết niệu có tự khỏi không

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không, viêm tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi nếu không điều trị. Không loại bỏ hoàn toàn căn nguyên thì chắc chắn bệnh sẽ vẫn kéo dài dai dẳng và trở thành viêm mạn tính.

Ngoài ra, viêm tiết niệu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Dưới đây là một số nguy cơ cần cảnh giác:

Viêm ngược dòng lên thận

Đây là biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn di chuyển từ bàng quang, niệu quản lên thận gây sưng viêm, phù nề, ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận. Các chất thải lâu ngày không được loại bỏ ra ngoài sẽ khiến thận bị tổn thương, xơ hóa, hệ quả cuối cùng là suy thận không thể hồi phục.

Biến chứng thai kỳ nguy hiểm

Mẹ bầu bị viêm tiết niệu lâu ngày sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai hoặc trẻ sinh non, nhẹ cân, sức đề kháng kém.

Nhiễm trùng các cơ quan lân cận

Vi khuẩn trong ổ viêm tiết niệu có thể lây lan và gây viêm các cơ quan xung quanh như viêm tình hoàn, viêm ống dẫn tinh, viêm buồng trứng, viêm tử cung,… Đây cũng là lí do làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở người trẻ.

Hẹp niệu đạo ở nam giới

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Sự thực là viêm tiết niệu mãn tính có thể để lại sẹo trong niệu đạo khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn và vô cùng đau đớn. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình xuất tinh khi quan hệ tình dục.

Nhiễm trùng huyết gây tử vong

Bệnh viêm đường tiết niệu không những không thể tự khỏi mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển vào máu. Triệu chứng điển hình là sốt cao, rét run, ớn lạnh, nhịp tim nhanh,… Nếu không xử trí kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

 Viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết nguy hiểm

Viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết nguy hiểm

Bạn có thể lắng nghe những phân tích của PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103) qua video sau:

Chuyên gia giải đáp viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Bệnh viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm đường tiết niệu sẽ được kiểm soát tốt và chữa khỏi nếu được điều trị đúng cách theo phác đồ. Tùy theo mức độ bệnh, tiền sử viêm và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà thời gian dùng thuốc kháng sinh có thể khác nhau:

– Với viêm mức độ nhẹ, viêm lần đầu: thời gian dùng thuốc kháng sinh thường tối thiểu từ 3 – 5 ngày

– Với viêm mức độ nặng: thời gian dùng thuốc tối thiểu là 10 – 14 ngày

– Với viêm tiết niệu thường xuyên tái phát: cần duy trì dùng kháng sinh liều thấp tối thiểu 6 tháng hoặc lâu hơn

Ngoài ra, sau một đợt dùng thuốc kháng sinh tây y nên duy trì các liệu pháp tự nhiên để điều trị triệt để, tránh tái phát.

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không – Chắc chắn là không. Vậy nên việc điều trị đúng cách là vô cùng quan trọng. Để được tư vấn giải pháp chi tiết, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198

Bệnh viêm tiết niệu nên chữa ra sao để dứt điểm, ngừa biến chứng?

Dùng thuốc tây theo kê đơn

Căn nguyên chính là do nhiễm khuẩn nên thuốc kháng sinh thường được ưu tiên trong những đợt viêm cấp tính để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tùy theo chủng vi khuẩn, vị trí và mức độ viêm sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh phù hợp. Hiện nay có một số nhóm thuốc thông dụng như sau:

– Ceftriiaxone

– Cephalexiin (Kefllex)

– Sulfametthoxazol/ Trimethoprrim (Bactriim, Septtra…)

– Fosfomyciin (Monuroll)

– Nitrofurrantoin (Macrrodantin; Macrrobid…)

Lưu ý các kháng sinh hiệu lực mạnh như Fluoroquinolon không nên dùng với viêm tiết niệu đơn giản bởi nguy cơ tác dụng phụ thường cao hơn lợi ích mang lại. Chỉ nên sử dụng các thuốc này với nhiễm trùng phức tạp không đáp ứng với thuốc kháng sinh thông thường.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân, người bệnh có thể cần dùng thêm một số loại thuốc như thuốc kháng virus, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau,…

Thực tế, thuốc tây giúp xoa dịu triệu chứng tương đối nhanh tuy nhiên nếu dùng dài ngày vẫn có thể tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, kích ứng tiêu hóa,… Đáng lo ngại nhất là nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu lực kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Do đó, cần tuân thủ các nguyên tắc dùng thuốc đúng liều lượng và liệu trình.

 Thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu: Cần cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ

Thuốc kháng sinh chữa viêm tiết niệu: Cần cân nhắc giữa lợi ích – nguy cơ

Kết hợp giải pháp thảo dược ngừa viêm

Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo kê đơn, việc kết hợp sử dụng những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược đang được đánh giá ngày càng cao, giúp tăng hiệu quả trị viêm và giảm nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Tiêu biểu nhất khi chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược, đó là bộ ba thảo dược gồm Hoàng bá, Nhọ nồi, Bán biên liên vừa có chứa kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, vừa giảm đau, giãn cơ trơn, chống lại tình trạng sưng phù đường tiểu.

Ngoài ra, một số thảo dược có khả năng lợi tiểu, chống oxy hóa như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử,… có thể dùng kết hợp nhằm rửa trôi vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu, tránh tái phát.

Hiện nay, viên uống Stonebye – một trong số ít sản phẩm được bào chế dựa trên công thức các thành phần thảo dược nêu trên và trở thành giải pháp toàn diện với bệnh viêm tiết niệu, bao gồm viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo.

Việc kết hợp Stonebye giúp hỗ trợ trị viêm tiết niệu đã được nhiều chuyên gia hàng đầu như PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV YHCT Trung Ương), PGS.TS Trần Đình Ngạn (Nguyên Phó GĐ Bệnh viện Quân Y 103) đánh giá rất cao về hiệu quả và tính an toàn. Cùng lắng nghe ý kiến chuyên gia qua video sau:

Lợi ích của Stonebye với bệnh viêm tiết niệu qua góc nhìn chuyên gia

Xây dựng lối sống khoa học

Đây là liệu pháp tự nhiên quan trọng, quyết định đến hiệu quả trị viêm tiết niệu:

– Uống đủ nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày đến khi quan sát nước tiểu có màu vàng nhạt và trong

– Bổ sung 1 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày để ngừa viêm

– Tăng cường rau xanh, trái cây giàu chất xơ và vitamin như bưởi, chanh quýt, kiwi,..

–  Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…

– Hạn chế các thực phẩm, đồ ăn cay nóng như gừng, tiêu, tỏi, ớt,…

– Tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đường, muối,…

– Hạn chế các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lau chùi từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan

– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ

– Không nên nhịn tiểu

– Tránh ngồi quá lâu một tư thế

– Tập luyện thể thao thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe

Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Thúy Nga (ở Thái Bình – 0932.010.681) về kinh nghiệm trị viêm tiết niệu hiệu quả, bạn có thể tham khảo để áp dụng sớm tại nhà:

Bí quyết đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu của chị Nga ( 0932.010.681)

Trên đây là giải đáp về việc viêm đường tiết niệu có tự khỏi không. Điều quan trọng là nếu điều trị đúng cách và duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học thì chắc chắn bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn.

Xem thêm:

Bí quyết chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm trị dứt điểm viêm tiết niệu tại nhà

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest

      8 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Lê Mai
      Lê Mai
      3 Năm Trước

      Tôi 27 tuổi, làm việc văn phòng, bị viêm đường tiết niệu, hay tiểu buốt, khó chịu. xin hỏi tôi nên điều trị như thế nào?

      Lê Huệ
      Lê Huệ
      2 Năm Trước

      Tôi bị viêm đường tiết niệu, muốn mua stonebye này về dùng. Giá 1 hộp là bao nhiêu? 1 liệu trình là khoảng bn?

      Lê Hùng
      Lê Hùng
      2 Năm Trước

      t ở nghệ an muốn mua stonebye thì có nhà thuốc nào bán k?

      Hoàng Nam
      Hoàng Nam
      2 Năm Trước

      t bị sỏi thận 9mm có cách nào trị khỏi được k?