Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Nước tiểu có màu và mùi khác lạ, khó khăn khi đi tiểu… là những dấu hiệu chỉ điểm sức khỏe đang gặp vấn đề. Trong đó, tiểu ra máu và buốt thường khiến nhiều người lo sợ khi gặp phải. Vậy đâu là những “thủ phạm” chính gây ra tình trạng này?Liệu có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay tại đây.
Tình trạng tổn thương, chảy máu có thể xảy ra bất kỳ cơ quan nào trong đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo, bởi vậy, dấu hiệu đi tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt,… có thể liên quan đến những nguyên nhân chính sau đây:
Viêm đường tiết niệu (Nhiễm trùng đường tiểu)
Vi khuẩn gây viêm thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo làm tổn thương đến các cơ quan trong đường tiết niệu, dẫn đến tình trạng đau buốt, khó chịu trong mỗi lần đi tiểu, trường hợp nặng thì bị đi tiểu ra máu, nước tiểu hồng hoặc đục như nước rửa thịt.
Ngoài ra, dấu hiệu đi tiểu nhiều lần có thể xuất phát từ tình trạng viêm bàng quang kẽ. Khi bàng quang co bóp, tăng hoạt động, các cơn đau gia tăng, kích thích người bệnh đi tiểu nhiều hơn nhưng lượng nước tiểu mỗi lần thường ít. Viêm nặng cũng gây tiểu máu, tiểu ra mủ.
Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo)
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng tiểu ra máu và buốt. Sỏi tiết niệu lớn, có cạnh sắc nhọn sẽ cọ xát vào niêm mạc thận, bàng quang khi di chuyển, dẫn đến những cơn đau quặn thận ở các cấp độ khác nhau. Đau thường xuất hiện ở vùng hố thắt lưng sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới và bộ phận sinh dục ngoài. Người bệnh thường thấy bị đau rát buốt, thậm chí đi tiểu ra máu toàn bãi.
Sỏi và viêm tiết niệu là nguyên nhân chính gây tiểu ra máu và buốt
Ung thư nội mạc tử cung ở nữ
Ở nữ giới, nội mạc là lớp lót bên trong tử cung. Khi có dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung, các chị em thấy đau nhiều vùng chậu, bụng dưới kèm theo những bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu là tên gọi chung với những nhiễm trùng xảy ra tại các cơ quan sinh dục nữ như viêm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng,… Ngoài biểu hiện tiểu ra máu và buốt thường kèm theo tăng tiết dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu.
Bệnh viêm mào tinh hoàn ở nam giới
Mào tinh hoàn là ống cuộn tròn nằm phía trên tinh hoàn, có vai trò dẫn tinh trùng đến niệu đạo. Khi mào tinh hoàn bị sưng, viêm sẽ gây đau, nổi hạch và kèm theo biểu hiện đi tiểu đau buốt, tiểu rắt nhiều lần, xuất hiện máu trong nước tiểu.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam
Tuyến tiền liệt ở nam giới nằm sát cổ bàng quang nên khi bị sưng viêm sẽ gây chèn ép bàng quang và các cơ quan lân cận. Hoạt động bài tiết nước tiểu ở bàng quang bị rối loạn dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt. Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới gián tiếp dẫn đến tình trạng viêm bàng quang với biểu hiện đi tiểu ra máu.
Phì đại tuyến tiền liệt ở nam gây nên nhiều khó chịu
Bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu
Những bất thường trong đường tiết niệu như túi thừa niệu đạo, bàng quang, hẹp niệu quản,… làm cản trở trực tiếp dòng chảy của nước tiểu, thậm chí gây tắc nghẽn đường tiểu. Nước tiểu bị ứ đọng ở nhiều vị trí trong thận, bàng quang, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, tiểu ra máu và buốt,…
Bệnh rối loạn di truyền
Tiểu ra máu và buốt có thể gặp trong bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh máu khó đông, hội chứng Alport (viêm thận di truyền).
Ngoài những nguyên nhân trên, một số trường hợp làm việc quá sức hoặc va đập mạnh gây tổn thương, dập vỡ thận và các mô mềm cũng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu.
Những bất thường khi đi tiểu hoàn toàn không thể chủ quan, do đó, việc thăm khám sớm là rất quan trọng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198 để được giải đáp mọi thắc mắc.
Xem thêm: Triệu chứng viêm đường tiết niệu và những lưu ý hàng đầu
Chỉ khi thăm khám và xác định đúng nguyên nhân, việc điều trị và dùng thuốc mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Chữa sỏi tiết niệu và viêm đường tiết niệu
Đây là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu ra máu và buốt. Một số nhóm thuốc tây được chỉ định như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc điều chỉnh nồng độ khoáng chất (thuốc giảm nồng độ acid uric, thuốc giảm nồng độ cystine,…), thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn,…
Về lâu dài, để giúp đào thải sỏi, giảm viêm và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần kết hợp sử dụng những giải pháp thảo dược chuyên biệt. Điển hình là vai trò của 7 thảo dược gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi có trong viên uống Stonebye với những lợi ích như sau:
– Lợi tiểu mạnh mẽ, tăng bào mòn, đào thải sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo)
– Kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề đường tiết niệu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn
– Giảm đau, cầm máu, giảm nhanh triệu chứng tiểu ra máu và buốt, bí tiểu,…
– Giãn cơ trơn tiết niệu, tạo điều kiện để sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài
– Bảo vệ chức năng thận tiết niệu, phòng ngừa biến chứng xảy ra
Stonebye là giải pháp thảo dược được nhiều chuyên gia tiết niệu hàng đầu khuyên dùng cho những người bị sỏi và viêm tiết niệu. Cùng lắng nghe nhận định của PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương và PGS.TS Trần Đình Ngạn – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện quân y 103 qua video dưới đây:
Lợi ích của viên uống Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu
Chữa phì đại tuyến tiền liệt
Một số thuốc tây phổ biến bao gồm thuốc ức chế alpha 1 andrenergic như: tamsulosin, alfuzosin, terazosin, prazosiin doxazosin,…kết hợp với thuốc ức chế enzym 5-alpha-reductase ức chế sự tăng sinh quá mức của tuyến tiền liệt. Những trường hợp dùng thuốc không cải thiện tốt cần phẫu thuật để cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Chữa lạc nội mạc tử cung ở nữ
Liệu pháp estrogen được chỉ định kết hợp với các thuốc giảm đau, chống viêm để giúp thu nhỏ các mô tử cung. Phẫu thuật cần thực hiện nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Chữa tắc nghẽn đường tiết niệu
Hầu hết những bất thường gây cản trở dòng chảy nước tiểu thường cần thực hiện tiểu phẫu, phẫu thuật để loại bỏ. Sau phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc để nhanh hồi phục sức khỏe và tránh nhiễm trùng.
Chữa viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn cấp hay mạn tính thường được chỉ định dùng thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm kết hợp với nghỉ ngơi và ăn uống khoa học. Trong trường hợp có biến chứng áp xe bừu cần thực hiện phẫu thuật để chữa dứt điểm bệnh.
Các thuốc tây cần chữa tiểu ra máu và buốt cần dùng chỉ định
Song song với việc điều trị theo căn nguyên, bạn nên kết hợp với một lối sống khoa học theo những hướng dẫn sau:
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày
– Bổ sung lợi khuẩn tốt từ sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như cam, chanh, bưởi, quýt,…
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Không ăn quá mặn hoặc quá ngọt, hạn chế các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ chiên rán
– Vệ sinh cá nhân đúng cách, chú ý lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
– Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng
– Không nên nhịn tiểu, cố gắng tiểu hết trông một lần để không lắng đọng nước tiểu trong bàng quang
– Thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần
Tiểu ra máu và buốt sẽ không có cơ hội làm phiền đến cuộc sống của bạn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách. Chắc chắn rằng, duy trì một lối sống khoa học chính là bí quyết để bảo vệ một hệ tiết niệu khỏe mạnh.
Viên uống Stonebye – Giải pháp dành cho người bị sỏi và viêm tiết niệu
Chuyên gia tư vấn bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì?
Ds Anh Thư
Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)