Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)
Nhắc đến kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thì không ai là không biết, tác dụng nhanh nhưng dễ gây nóng và chẳng thể nào chữa dứt điểm được bệnh. Có thể sau 5-7 ngày triệu chứng giảm nhưng khi ngưng thì tình trạng viêm, tiểu buốt, tiểu rắt bắt đầu có dấu hiệu trở lại. Vậy dùng kháng sinh như thế nào cho đúng để có thể mang lại hiệu quả cao mà không bị kháng thuốc về sau. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Lợi điểm nổi trội nhất của kháng sinh, đó là khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh và ngăn chặn tình trạng viêm chuyển nặng, nhờ vậy sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt,… trong những đợt viêm tiết niệu cấp tính. Nếu kết hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc thì phổ kháng khuẩn, chống viêm sẽ được mở rộng hơn, nhưng điều này sẽ không được áp dụng ngay trong những lần đầu điều trị để tránh nguy cơ nhờn thuốc về sau này.
Tùy từng mức độ nhiễm khuẩn, thời gian dùng thuốc có thể khác nhau nhưng tối thiểu là từ 3 – 5 ngày. Trong trường hợp viêm mạn tính, hay tái phát thì thời gian dùng thuốc có thể kéo dài tới 1 hoặc vài tháng. Hiện nay, các xét nghiệm kháng sinh đồ sẽ giúp bác sĩ lựa chọn đúng loại kháng sinh cho người bệnh để việc điều trị được hiệu quả hơn.
Thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm tiết niệu
Thuốc kháng sinh tây y dù có nhiều ưu điểm nhưng không phải là an toàn tuyệt đối và nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng cách có thể gây nguy hại cho người dùng.
Tác dụng phụ do thuốc kháng sinh – Nỗi lo không của riêng ai
Thuốc kháng sinh có bản chất là các hợp chất hóa học nên nếu dùng dài ngày vẫn có nguy cơ gặp một số tác dụng không mong muốn như:
– Tình trạng mệt mỏi, nóng trong: hầu hết các thuốc kháng sinh tây y đều được chuyển hóa qua gan nên việc dùng thuốc kháng sinh dài ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dẫn đến tình trạng nóng trong, nổi mề đay, mệt mỏi,…
– Kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa: là những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc. Thuốc kháng sinh ngoài việc tiêu diệt những vi khuẩn gây hại, có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các lợi khuẩn, làm mất cân bằng vi sinh vật trong đường ruột. Đây là điều kiện lí tưởng cho chủng vi khuẩn Clostridium difficile sinh sôi mạnh mẽ, nếu nhẹ có thể gây kích ứng đau bụng, nặng hơn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày.
– Hiện tượng nhiễm nấm âm đạo: ở phụ nữ, việc dùng thuốc kháng sinh dài ngày trong những đợt viêm mạn tính có thể phá vỡ cân bằng hệ vi sinh vật tự nhiên trong âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nên chữa bằng cách nào để hiệu quả?
Vi khuẩn kháng thuốc – Mối lo sợ khi dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường cho tác dụng nhanh nên một số người khi thấy bệnh thuyên giảm liền ngưng dùng đột ngột khi chưa hết liều. Chính thói quen này đã khiến vi khuẩn trong đường tiết niệu có điều kiện “thích nghi” và tăng nguy cơ kháng thuốc, phải thay đổi nhiều loại khác nhau, thậm chí là phải chuyển sang tiêm kháng sinh loạt lực mạnh hơn. Thực trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang là mối lo ngại của hầu hết các y bác sỹ trong việc điều trị hiện nay.
Vi khuẩn kháng thuốc là vấn đề đáng lo ngại khi chữa viêm tiết niệu
Việc dùng thuốc kháng sinh tây y sẽ mang lại hiệu quả và tránh được những rủi ro nếu được dùng đúng. Dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm tiết niệu:
Thuốc kháng sinh cần dùng theo chỉ định
Việc thăm khám đánh giá mức độ viêm và chủng vi khuẩn gây viêm là cần thiết để lựa chọn đúng loại kháng sinh. Do đó, bạn chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sỹ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu vi khuẩn kháng thuốc, cần kết hợp làm liệu pháp kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc phù hợp. Ngoài ra, nên tránh tình trạng mua thuốc kháng sinh theo đơn thuốc của người khác vì có thể không đúng với bệnh của mình.
Thuốc kháng sinh chỉ nên dùng nếu nguyên nhân là do vi khuẩn
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn và không hiệu quả với các bệnh do virus, vi nấm,… Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi xác định đúng nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn. Trong đó, 80% các trường hợp viêm tiết niệu là do vi khuẩn E.coli.
Tuân thủ dùng thuốc kháng sinh đúng liều lượng và thời gian
Dùng thuốc kháng sinh đủ liều lượng và thời gian sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn triệt để. Do đó, bạn nên uống theo đúng kê đơn, không tự ý ngưng thuốc dù cho các triệu chứng có thể đã thuyên giảm chỉ sau một vài ngày. Điều này giúp giảm nguy cơ nhờn thuốc về sau.
Kết hợp dùng kháng sinh tự nhiên từ thảo dược
Thuốc kháng sinh tây y thường là chỉ định ưu tiên đối với những đợt viêm cấp tính. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy khi kết hợp dùng thêm thảo dược có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên sẽ rút ngắn được thời gian điều trị, tránh phải dùng nhiều thuốc tây và giảm nguy cơ tái phát, đặc biệt là với viêm mạn tính. Tuy vậy, để an toàn và tiện dụng, các chuyên gia khuyên người bệnh nên ưu tiên sử dụng những chế phẩm được bào chế sẵn, tính toán liều lượng kỹ lưỡng thay vì chỉ dùng các thảo dược thô.
Hiện nay, cộng hưởng tác dụng của 7 thảo dược như Kim tiền thảo, Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye là một trong những lựa chọn hàng đầu với những người bị viêm tiết niệu (bao gồm viêm thận, viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo).
Nhận định về tác dụng của viên uống này, PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương cho rằng, các thành phần trong sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu của một bài thuốc trị viêm, vừa giảm nhanh triệu chứng, vừa chống phù nề thoát dịch ở niêm mạc, tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh. Bạn có thể lắng nghe những phân tích của chuyên gia qua video sau:
Giải pháp thảo dược được chuyên gia tiết niệu khuyên dùng
Duy trì lối sống lành mạnh giúp giảm viêm tiết niệu
Bên cạnh việc điều trị tích cực, bạn nên thiết lập một lối sống khoa học để giúp tăng hiệu quả trị viêm và ngăn ngừa tái phát theo những hướng dẫn sau:
– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày.
– Tăng cường chất xơ và vitamin từ các loại rau xanh và trái cây như kiwi, cam, chanh, bưởi, quýt,…
– Bổ sung lợi khuẩn từ các thực phẩm như phô mai, sữa chua, nấm sữa,…
– Hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá mặn, chứa nhiều dầu mỡ chiên rán.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý lau theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh.
– Quan hệ tình dục lành mạnh, không nên sinh hoạt trong những đợt viêm cấp tính. Chú ý sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
– Mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ quá bó sát.
Viêm đường tiết niệu là bệnh rất phổ biến, hầu như những ai đã từng mắc bệnh thì nguy cơ tái phát là rất cao. Bởi vậy, việc lạm dụng kháng sinh là điều không nên làm. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chị Nguyễn Thúy Nga (Diêm Điền, Thái Thụy, Thái Bình – 0968469684) ngay dưới đây.
Hồi đầu mới phát hiện bị viêm tiết niệu, chị uống thuốc kháng sinh khoảng 3 – 4 ngày đã thấy bệnh dịu đi nhiều nhưng không lâu sau đó lại bị tái phát viêm nặng hơn. Chị đi tiểu rắt cả chục lần mỗi ngày, bụng dưới lúc nào cũng đau âm ỉ, nước tiểu có lúc hồng đục như màu nước rửa thịt.
Vậy mà kết quả thật khả quan khi chị chuyển sang dùng Stonebye: “uống khoảng 2 – 3 hộp là thấy không còn bị đau buốt, nóng rát, đi tiểu dịu nhẹ hơn nhiều. Sau khoảng 1 tháng rưỡi tôi đi khám xét nghiệm nước tiểu thấy hết viêm rồi, người khỏe hẳn, đi tiểu êm dịu, nước tiểu trong. Dù vậy tôi vẫn muốn dùng đủ 3 tháng theo hướng dẫn để sau này không bị tái phát”. Chị kể:
Bí quyết đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu của chị Nga (0968469684)
Với chia sẻ của chị Nga, hy vọng rằng, mọi người sẽ có thêm kinh nghiệm để lựa chọn giải pháp tốt nhất trong điều trị viêm tiết niệu. Đồng thời, trang bị thêm cho mình những thông tin hữu ích về việc dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu, tránh lạm dùng thường xuyên để không trở thành con dao hai lưỡi ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981670198 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Xem thêm:
Sử dụng kháng sinh tân dược hay kháng sinh tự nhiên để chữa viêm đường tiết niệu?
Viên uống thảo dược giúp giảm viêm và phòng ngừa tái phát hiệu quả
Ds An Chu
Nguồn tham khảo:
https://www.drugs.com/article/antibiotics-for-uti.html
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-are-antibiotics-for-uti#1
Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn: 0981.670.198 – 0988.946.068
Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)
– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp
– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp
Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)