Cơn đau quặn thận: Nhận biết sớm và xử trí kịp thời

“Đau như trời giáng” là mô tả đúng nhất về cơn đau quặn thận, bởi tính chất đau dữ dội và nghiêm trọng của nó. Tuy vậy, tình trạng này lại dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng khác khiến việc điều trị chậm trễ hơn. Vậy cơn đau quặn thận là gì? Làm thế nào để nhận biết và điều trị sao cho hiệu quả? Câu trả lời có ngay tại bài viết này. 

Cơn đau quặn thận là gì?

Cơn đau quặn thận là biểu hiện cấp tính thường xảy ra sau khi làm việc gắng sức hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là do vỏ bao thận, đài bể thận hoặc niệu quản bị căng chướng bất thường dẫn đến những cơn đau dữ dội, đột ngột theo từng cơn.

Dấu hiệu nhận biết cơn đau quặn thận

Những cơn đau quặn thận được nhận biết thông qua một số biểu hiện sau:

– Thời điểm xuất hiện: Sau một hoạt động gắng sức như khuân vác vật nặng, đi xe đường dài…

– Vị trí cơn đau quặn thận: Cơn đau xuất hiện từ vùng hố thắt lưng một bên hoặc cả hai bên, sau đó lan xuống vùng hạ sườn, bẹn và cơ quan sinh dục ngoài.

– Tính chất cơn đau: Cơn đau xảy ra dữ dội, đột ngột theo từng cơn mà dù có thay đổi tư thế cũng không thấy đỡ đau.

– Thời gian đau:  Kéo dài 20 phút đến hàng giờ.

Cơn đau quặn thận thường ở vị trí hố thắt lưng phía mạn sườn

Cơn đau quặn thận thường ở vị trí hố thắt lưng phía mạn sườn

Triệu chứng đi kèm với cơn đau quặn thận

Người bị đau quặn thận cũng có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như:

– Vã mồ hôi hột, mặt tái nhợt, sốt cao ớn lạnh.

– Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Buồn đi tiểu nhưng tiểu đau, buốt, tiểu khó hoặc tiểu ra máu.

– Hơi thở hôi, có vị kim loại trong miệng, khó thở, phù chi… là dấu hiệu cho thấy chức năng thận đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để có thể nhận biết và phân biệt rõ triệu chứng đau quặn thận do sỏi và tránh nhẫm lẫn,  PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 sẽ đưa ra những hướng dẫn chi tiết trong video dưới đây:

Chuyên gia hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng đau sỏi thận, sỏi tiết niệu

Nguyên nhân cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận xảy ra khi đường tiểu bị tắc nghẽn khiến nước tiểu ứ đọng tại thận, các tế bào thận bị ứ nước và căng chướng làm tăng áp lực trong thận. Các nguyên nhân gây cơn đau quặn thận thường gặp nhất bao gồm:

Sỏi niệu quản: Sỏi di chuyển làm tắc nghẽn niệu quản khiến nước tiểu không được lưu thông làm tăng áp lực trong thận gây ra các cơn đau quặn, dữ dội.

Sỏi niệu quản thường hay cứng và xù xì nên dễ gây tổn thương niệu quản, làm xuất hiện thêm dấu hiệu đái máu đại thể.

– Sỏi thận: Sỏi cư trú tại nhiều ngóc ngách của thận gây cản trở quá trình lưu thông máu và có thể dẫn đến những cơn đau quặn thận.

– Xuất huyết đài – bể thận: Gây hình thành các cục máu đông di chuyển theo dòng chảy nước tiểu có thể làm tắc nghẽn niệu quản gây căng chướng trong thận.

– Niệu quản bị chít hẹp: Viêm mạn tính, khối u hoặc bất thường trong cấu trúc niệu quản đều là nguyên nhân khiến niệu quản bị chít hẹp.

– Viêm, nhiễm trùng: Viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, viêm cầu thận gây phù nề đường tiết niệu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông nước tiểu.

– Các khối u: U thận, u bàng quang, thận đa nang, suy thận giai đoạn cuối.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây tổn thương mô thận.

Các nguyên nhân phổ biến gây đau quặn thận

Cách phân biệt cơn đau quặn thận với các bệnh lý khác

Rất nhiều trường hợp nhầm lẫn cơn đau quặn thận với một số bệnh lý khác dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn có những nhận định chính xác hơn:

Đau quặn thận do viêm bể thận cấp tính, sỏi bể thận: Cơn đau khu trú ở vùng mạn sườn, thắt lưng, dưới xương sườn thứ 12, bên ngoài của khối cơ chung thắt lưng – cùng, sau đó lan ra phía trước, hướng về phía rốn và hố chậu.

Đau niệu quản do sỏi niệu quản, chít hẹp niệu quản, u niệu quản: Cơn đau xuất phát từ hố thắt lưng và lan dần xuống dưới, dọc theo đường đi của niệu quản đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong của đùi, kèm theo đó là biểu hiện sốt cao, rét run.

Viêm ruột thừa cấp tính: Đau hố chậu phải, điểm MacBurney dương tính (nằm ở điểm 1/3 ngoài trên đường nối giữa gai chậu trước trên và rốn), kèm theo sốt nhẹ 37-38oC, buồn nôn, nôn, bạch cầu tăng,…

Cơn đau dạ dày – tá tràng cấp tính: Tiền sử có loét dạ dày-tá tràng: đau bụng thường xuất hiện lúc đói (10 giờ sáng, 4 giờ chiều hoặc đau về đêm).

Đau quặn gan do sỏi đường mật: Cơn đau vùng hạ sườn phải kèm theo sốt cao rét run, vàng mắt, vàng da,… Siêu âm gan mật thấy sỏi ống mật, đường mật trong gan giãn.

Thai ngoài tử cung: Ngoài cơn đau, người bệnh cũng gặp trễ kinh, ra huyết âm đạo.

Cơn đau do viêm rễ dây thần kinh: Đau thay đổi theo tư thế, đau nhói ở cả 2 bên xương sống.

Nếu bạn đang ngày đêm phải chịu đựng cơn đau quặn thận và tìm kiếm giải pháp trị an toàn, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198  để được tư vấn chi tiết. 

Hướng dẫn cách xử trí cơn đau quặn thận

Cơn đau quặn thận là một tình huống cần sớm được xử trí tại bệnh viện, tuy nhiên để phần nào giảm bớt cơn đau ngay tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số giải pháp sau:

– Chườm ấm: Dùng chai nước ấm lăn nhẹ lên vùng bị đau, tránh dùng nước quá nóng gây bỏng. Hoặc rang ngải cứu với muối bọc qua lớp vải mỏng và chườm nhẹ lên vùng bị đau.

– Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề đường tiểu, thuốc kháng sinh nếu xuất hiện nhiễm trùng và giúp làm giảm đau.

– Tới bệnh viện và áp dụng can thiệp ngoại khoa nhanh chóng: Áp dụng ngay với những trường hợp đường tiểu bị tắc nghẽn không thể cải thiện khi đã điều trị nội khoa tích cực.

Cách điều trị triệt để căn nguyên cơn đau quặn thận

Sau khi đã kiểm soát cơn đau quặn thận, việc tiếp theo là cần tác động trực tiếp căn nguyên gây đau quặn thận, chủ yếu giải quyết nguyên nhân do sỏi tiết niệu.

Sử dụng thuốc tây giảm đau quặn thận

Trong trường hợp cơn đau quặn thận là do sỏi thận, sỏi tiết niệu, để cải thiện các triệu chứng đau buốt, khó chịu, bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc như: thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kiểm soát nồng độ chất khoáng trong nước tiểu,…

Tuy nhiên nếu dùng dài ngày có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,…

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu

Bên cạnh việc dùng thuốc, để nhanh chóng bào mòn, đào thải sỏi giúp khơi thông đường tiểu, các chuyên gia tiết niệu khuyên người bệnh nên kết hợp dùng thêm sản phẩm từ thảo dược đã qua kiểm chứng chất lượng. Điển hình như viên uống Stonebye được đông đảo người bệnh tin dùng nhất hiện nay.

Với thành phần 100% từ thảo dược gồm 7 vị Kim tiền thảoXa tiền tửRâu mèoBán biên liênRâu ngôHoàng báNhọ nồi, sản phẩm mang lại lợi ích thiết thực đối với các bệnh sỏi tiết niệu, giải quyết tốt tình trạng đau quặn thận:

  • Nhóm giảm đau, cầm máu, giãn cơ trơn: Hoàng bá, Bán biên liên, Nhọ nồi giúp giãn cơ trơn tiết niệu, giảm đau, giảm tình trạng phù nề đường tiểu tạo điều kiện để sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài không gây trầy xước chảy máu
  •  Nhóm bào mòn, đào thải sỏi: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử là những vị thuốc có tac dụng lợi tiểu mạnh mẽ, bào mòn giảm kích thước sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn” để sỏi đào thải ra ngoài qua đường tiểu
  • Nhóm ngăn ngừa tái phát sỏi: Kim tiền thảo, Râu mèo chứa nhiều hoạt chất tự nhiên giúp kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh sỏi mới. Ngoài ra, các thảo dược này giúp kích thích tăng nồng độ citrate là chất chống kết tinh sỏi tự nhiên
  • Nhóm kháng khuẩn, chống viêm: Hoàng bá, Bán biên liên, Xa tiền tử chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên, giúp chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, cải thiện rõ tình trạng đau thận, tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi

Sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược giúp sớm trục xuất” sỏi

Công dụng của Stonebye cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong đó có PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương) và PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn:

Đánh giá của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn về viên uống Stonebye

Bạn có thể lắng nghe nhận định của chuyên gia về viên uống Stonebye qua video:

Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia tiết niệu

Stonebye và bằng chứng nghiên cứu hiệu quả lâm sàng với bệnh sỏi tiết niệu

Stonebye có khả năng tác động toàn diện, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho hàng ngàn người bệnh. Kết quả nghiên cứu hiệu quả lâm sàng và đánh giá độ an toàn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, BV Y học cổ truyền Hà Nội  cho thấy: 

  • 100% người dùng giảm hẳn tình trạng đau quặn thận, không còn tiểu rắt, tiểu buốt, khó tiểu tiện chỉ sau 2 – 3 tuần
  • 100% bệnh nhân cải thiện pH nước tiểu, trung bình tăng 1,4%
  • 80% bệnh nhân giảm rõ rệt kích thước sỏi giúp đào thải sỏi tự nhiên qua nước tiểu, hạn chế nguy cơ phẫu thuật
  • Cải thiện rõ rệt tình trạng viêm, ứ nước
  • Kháng khuẩn, chống viêm công hiệu, cải thiện các chỉ số hồng cầu niệu, bạch cầu niệu
  • Sản phẩm an toàn, lành tính không gây bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng

Kiên trì sử dụng Stonebye chính là bí quyết giúp cho hàng ngàn người thành công loại bỏ sỏi thận, chấm dứt tình trạng đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt.

Tiêu biểu là trường hợp của cô Nguyễn Thị Kế (Yên Trung, Thạch Thất, Hà Nội), từng 4 lần tán sỏi thận nên khi phát hiện bị tái phát sỏi thận lần thứ 5, thận ứ nước độ 3, cô đã kiên trì sử dụng Stonebye thay vì mổ tiếp và chỉ mới uống 3 hộp đầu tiên đã tiểu ra ngoài được 1 viên sỏi lớn, cơn đau quặn và tình trạng thận ứ nước cũng hết hẳn. Lắng nghe chia sẻ của cô trong video sau:

Trị hết sỏi thận, thận ứ nước độ 3 sau 1 tháng dùng Stonebye

Hay như câu chuyện của chú Lê Khắc Hộ (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) phát hiện viên sỏi thận 19mm cách đây hơn 2 năm nhưng chú quyết không mổ vì sợ ảnh hưởng đến chức năng thận. Mày mò tìm cách chữa cuối cùng chú biết đến Stonebye có nguồn gốc tự nhiên rất nhiều người dùng có hiệu quả, chú liền mua về dùng. Chẳng ngờ sau 2 tháng chú thấy bệnh cải thiện dần, đi khám lại thấy đã sạch trơn sỏi. Cô Nguyễn Thị Dung – vợ chú Hộ chia sẻ:

Bí quyết trị sỏi thận 19mm không lo mổ, tránh tái phát

Câu chuyện của anh Nguyễn Duy Hùng (0981612703) cũng là một minh chứng cho việc điều trị sỏi không nhất thiết phải phẫu thuật. Bị tái phát sỏi thận 10mm chưa đầy 6 tháng sau khi tán sỏi nhưng chỉ sau 2 tháng sử dụng Stonebye, viên sỏi đã giảm kích thước xuống còn 2mm và dễ dàng theo đường tiểu đi ra ngoài mà không hề gây đau đớn. Anh chia sẻ:

Kinh nghiệm chữa sỏi thận 10mm không lo phẫu thuật

Không chỉ cô Kế, chú Hộ, Stonebye được ví như giải pháp cứu cánh với hàng ngàn người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu, giúp đào thải sỏi, ngăn biến chứng và bảo vệ chức năng tiết niệu. Dưới đây là những chia sẻ của họ:

Kinh nghiệm trị hết nhiều viên sỏi thận của anh Tường (Phú Thọ)

Xem thêm: Stonebye dưới góc nhìn của chuyên gia và người dùng

Chia sẻ kinh nghiệm trị sỏi tiết niệu, sỏi thận hiệu quả!

Điều trị cơn đau quặn thận bằng can thiệp phẫu thuật

Mổ tán sỏi chỉ là giải pháp cấp bách khi viên sỏi đã quá lớn không đáp ứng tốt trong điều trị nội khoa. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, nhưng đa phần các phẫu thuật đều tiềm ẩn nhiều rủi ro như tổn thương đường tiết niệu, chảy máu, nhiễm trùng sau mổ,…

Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi,… Ngoài ra, người bệnh có thể được phẫu thuật cắt bỏ các khối u niệu quản, chít hẹp niệu quản… nếu đây là nguyên nhân gây cơn đau quặn thận.

Biện pháp phòng ngừa cơn đau quặn thận tái phát

Để phòng ngừa cơn đau quặn thận tái phát, cách tốt nhất đó là hạn chế tối đa căn nguyên gây cơn đau quặn thận, chủ yếu là do sỏi thận, sỏi niệu quản. Do vậy, người bệnh nên duy trì dùng sản phẩm thảo dược Stonebye kết hợp với chế độ ăn uống như sau:

  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là khi phải làm việc ở môi trường nắng nóng và bị đổ mồ hôi nhiều.
  • Ăn nhạt hơn bởi natri trong muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gây tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi. Lượng muối tối đa không quá 2.3g/ngày.
  • Hạn chế ăn quá nhiều đạm động vât từ các loại thịt đỏ, thịt lợn, nội tạng động vật,… bởi chúng gây tăng bài tiết acid uric khiến nước tiểu bị acid hóa, các khoáng chất dễ lắng đọng và kết tinh tạo sỏi.
  • Cân bằng hai nhóm thực phẩm giàu canxi – oxalat: Duy trì bổ sung canxi với lượng 800 – 1200mg/ngày từ tôm, cua, cá, hải sản, trứng, sữa, phô mai,… kết hợp thực phẩm giàu oxalat như sô cô la, khoai lang, khoai tây, rau bina,…
  • Hạn chế các thực phẩm có chứa chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Không nhịn tiểu và thường xuyên luyện tập thể dục, tránh ngồi lâu một chỗ.

Hi vọng qua bài viết trên, bạn và người thân đã tự trang bị cho mình những kiến thức bổ ích về cơn đau quặn thận, để chủ động phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua điện thoại hoặc Zalo số 0981.670.198 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp!

Nguồn tham khảo: www.medicinenet.com, www.healthline.com

**Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.


Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      37 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Venhadicon
      Venhadicon
      5 Năm Trước

      Chào bạn! Mình là nhân viên văn phòng, thường xuyên phải ngồi lâu 1 vị trí, mình lại lười uống nước nên mặc dù ko muốn nhưng việc đến rồi cũng đã xảy ra, hôm trước mình thấy đau bên hố thắt lưng sau đó lan xuống vùng hạ sườn mình có tìm hiểu trên mạng và thấy biểu hiện giống với bị sỏi thận nên mình đã đi kiểm tra, bs kết luận là mình bị sỏi thận 3mm, do viên sỏi nhỏ nên bs chỉ tư vấn về thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tư vấn cho dùng sản phẩm Stonebye. Mình ở Ninh Bình, bạn có thể tư vấn cho mình là mua sản phẩm ở đâu ko ạ?

      Minh An
      Minh An
      4 Năm Trước

      Sỏi thận 16 mm có nguy hiểm không ạ? Tôi đi khám Bs nói tôi cần phải mổ nhưng tôi lo quá. Xin Bs tư vấn giúp tôi?

      Văn Trường
      Văn Trường
      4 Năm Trước

      Em bị sỏi niệu quản 6mm, bị đau quặn thậ 2 lần có dùng Stonebye được không? Em muốn hỏi có cần kiêng gì không?

      Thành Trung,
      Thành Trung,
      4 Năm Trước

      Tôi ở Bình Thuận thì mua Stonebye ở đâu để đảm bảo chính hãng? Tôi bị sỏi thận bị đau quặn thận 2 lần rồi

      Hải Đoàn
      Hải Đoàn
      3 Năm Trước

      Tôi bị những cơn đau quặn thận cách đây 2 tháng và có uống thuốc tây nhưng không thấy đỡ, cho tôi hỏi có cách nào điều trị dứt điểm không tư vấn giúp tôi

      Luân Đoàn
      Luân Đoàn
      3 Năm Trước

      Sỏi thận 7mm có phải mổ không hay chỉ cần uống thuốc thôi

      Long Phi
      Long Phi
      2 Năm Trước

      Bị đau quặn thận thì phải làm sao ah

      Phạm Thanh Hà
      Phạm Thanh Hà
      2 Năm Trước

      Tôi bị sỏi thận 8 li và viêm đã dùng thuốc 1 tuần vẫn đau quặn thì trị thế nào?

      Thanh Thúy
      Thanh Thúy
      2 Năm Trước

      Sỏi thận 5mm uống stonebye có được không? ngày uống mấy viên ?

      Quynh Đoàn
      Quynh Đoàn
      2 Năm Trước

      Bố em bị sỏi thận 6mm có nguy hiểm không tha bác sĩ? Bố em bị như vậy có uống đc stonebye không thưa bs

      Huân Trần
      Huân Trần
      1 Năm Trước

      Bố tôi bị sỏi thận 6 mm, tiểu nhiều, đau vùng thắt lưng, bố tôi bị như vậy có dùng được stonebye ko ah

      Nguyễn Minh
      Nguyễn Minh
      1 Năm Trước

      Mẹ em bị sỏi thận đã tán sỏi 2 lần rồi nhưng cách năm là nó bị lại, tư vấn giúp em

      Phạm Bình Minh
      Phạm Bình Minh
      1 Năm Trước

      Bị đau quặn thận thì phải làm sao ah, bao nhiêu 1 hộp stonebye ah

      Kim Oanh
      Kim Oanh
      1 Năm Trước

      Chị ơi e bị đái dắt vs buốt mà thi thoảng ra ít máu là bệh j ạ

      Lan Lê
      Lan Lê
      1 Năm Trước

      Bị đau quặn thận thì phải làm sao ah, bao nhiêu 1 hộp stonebye ah

      Phú Hùng
      Phú Hùng
      1 Năm Trước

      Tôi mới đi khám có sỏi ở thận 5mm, tôi uống tầm bao lâu thì được ạ

      Hải Bình
      Hải Bình
      1 Năm Trước

      Tôi bị sỏi thận đang dùng thuốc của bác sĩ kê , xin hỏi nếu uống thuốc tây song song với stonebye có được không?

      Hiền trần
      Hiền trần
      10 Tháng Trước

      sỏi thận 4mm có cần phải đi phẫu thuật không ah