Tán sỏi niệu quản hết bao nhiêu tiền? Những lưu ý hàng đầu khi quyết định tán sỏi

Tán sỏi niệu quản được coi là giải pháp cứu cánh với trường hợp sỏi kích thước lớn, không có khả năng đào thải tự nhiên ra ngoài để tránh những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, chi phí phẫu thuật cũng là quan tâm chung của nhiều người. Vậy tán sỏi niệu quản hết bao nhiêu tiền? Dưới đây là bảng giá chi tiết.

Tán sỏi niệu quản hết bao nhiêu tiền? Cập nhật bảng giá phẫu thuật tán sỏi niệu quản

Cùng với sự phát triển của y học, hiện nay có nhiều kỹ thuật mổ tán sỏi niệu quản tương đối hiện đại giúp trị bệnh hiệu quả. Kỹ thuật này sử dụng năng lượng laser hoặc sóng âm nhằm phá vỡ viên sỏi thành mảnh nhỏ để loại bỏ ra khỏi đường tiểu. Đến nay, có 3 phương pháp tán sỏi niệu quản đang được áp dụng phổ biến là nội soi tán sỏi ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể và tán sỏi qua da. Tùy theo mức độ sỏi, tình trạng sức khỏe và dịch vụ của từng bệnh viện mà mức chi phí có thể dao động khác nhau. Dưới đây là mức chi phí tham khảo cho từng phương pháp:

Tán sỏi nội soi ngược dòng

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến khi sỏi niệu quản dưới 2cm nằm ở 1/3 niệu quản dưới & giữa, còn đối với nữ giới có thể can thiệp được viên sỏi cao hơn ngang đốt sống L3, L4.

Kỹ thuật này sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ luồn từ dưới niệu đạo qua bàng quang lên đến niệu quản chỗ vị trí viên sỏi sau đó sử dụng năng lượng laser để tán nhỏ viên sỏi và hút ra ngoài bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau tán sỏi, bác sĩ thường chỉ định đặt thêm 1 stent trong lòng niệu quản để các vụn sỏi khi di chuyển ra ngoài không gây tổn thương đường tiểu.

Chi phí khoảng 10 – 12 triệu.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích

Kỹ thuật này thực hiện với sỏi ở 1/3 niệu quản trên, kích thước dưới 3cm. Nguyên tắc là sử dụng sóng âm có tần số lớn tập trung để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ, từ đó đào thải ra ngoài. Đây là phương pháp can thiệp không xâm lấn.

Chi phí khoảng 4 – 6 triệu.

Phẫu thuật tán sỏi qua da

Phương pháp này áp dụng với trường hợp sỏi kích thước lớn từ 2cm, bao gồm cả sỏi san hô không tán được ngoài cơ thể. Bác sĩ sẽ tạo ra một đường hầm (vết rạch) nhỏ ở lưng sau đó xác định được vị trí viên sỏi để đưa thiết bị nội soi tới để phá vỡ viên sỏi và hút ra ngoài.

Chi phí khoảng 12 – 15 triệu.

Lưu ý: Bảng giá chỉ tính riêng phẫu thuật mổ/tán sỏi chưa bao gồm các chi phí phát sinh như xét nghiệm, thuốc men, nằm viện,… và có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm.

 

Tán sỏi niệu quản hết bao nhiêu tiền?

Khi nào nên phẫu thuật tán sỏi niệu quản?

Dù cho có nhiều ưu điểm nhưng kỹ thuật mổ tán sỏi vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro biến chứng, do đó, đây chỉ nên là lựa chọn cuối cùng trong những trường hợp sau:

– Sỏi niệu quản kích thước từ 10mm trở lên không đáp ứng với điều trị nội khoa, không có khả năng đào thải tự nhiên

– Sỏi kích thước dưới 10mm nhưng bị mắc kẹt tại các điểm hẹp của niệu quản gây đau quặn thận dữ dội

– Viên sỏi tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn, nhiễm trùng tiết niệu

Xem thêm: Tán sỏi niệu quản: Lợi ích và nguy cơ cần hiểu rõ

Tán sỏi niệu quản có an toàn tuyệt đối không?

Thực tế, không có can thiệp nội khoa nào là an toàn tuyệt đối ngay cả khi tán sỏi ngoài cơ thể không xâm lấn. Theo thống kê, có khoảng 2 – 3 % người bệnh gặp phải một số rủi ro như sau:

– Chảy máu, tổn thương niệu quản – thận và các cơ quan lân cận như gan, thận, nách,.. do ống nội soi cọ xát hoặc các vụn sỏi sau phẫu thuật gây trầy xước niêm mạc

– Nhiễm trùng tiết niệu: tình trạng chảy máu, trầy xước đường tiết niệu sau phẫu thuật có thể gây nhiễm trùng các mức độ khác nhau, nghiêm trọng hơn là khi vi khuẩn từ ổ viêm phóng thích ồ ạt gây nhiễm trùng huyết. Đây là lí do người bệnh cần vệ sinh và chăm sóc kỹ vết mổ sau phẫu thuật

– Tiểu tiện không tự chủ: nếu còn sót lại nhiều vụn sỏi, cặn sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, rối loạn chức năng bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu rắt, tiểu són

– Vỡ thận: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có một số ít người bị nứt vỡ, tổn thương thận, vỡ thận ngoài bao cần cấp cứu sớm

– Nguy cơ tái phát sỏi sau phẫu thuật: việc sót lại vụn sỏi, cặn sỏi có thể trở thành mầm sỏi làm gia tăng nguy cơ tái phát sỏi chỉ sau một thời gian ngắn

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể lăng nghe ý kiến của PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc BV Y học cổ truyền Trung Ương) qua video:

Chuyên gia giải đáp khi nào nên phẫu thuật sỏi

Lời khuyên hữu ích với những người phẫu thuật sỏi niệu quản

Với bệnh sỏi niệu quản và sỏi đường tiết niệu nói chung, mục tiêu hàng đầu là điều trị bằng nội khoa để đào thải sỏi tự nhiên. Tuy vậy, trong những trường hợp khẩn cấp vẫn cần phẫu thuật để tránh biến chứng nguy hiểm tới chức năng tiết niệu. Điều quan trọng là cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá đúng kích thước và tình trạng bệnh. Sau phẫu thuật, tùy thuộc vào sức khỏe, người bệnh có thể được yêu cầu ở lại viện theo dõi một vài ngày. Một số lưu ý với người sau phẫu thuật như sau:

– Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tránh những vận động gắng sức ảnh hưởng đến vết mổ

– Chăm sóc vết mổ cẩn thận: với kỹ thuật tán sỏi qua da, hàng ngày nên thay băng vết mổ. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng như sốt, khó thở, tim đập nhanh,… cần đi tái khám tại bệnh viện

– Ăn uống khoa học: ưu tiên những đồ ăn mềm, lỏng, tránh những đồ ăn cứng, khó tiêu, các chất kích thích (như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…)

– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày: đây là liệu pháp đơn giản giúp rửa trôi các cặn lắng, vụn sỏi ra khỏi đường tiết niệu

– Tăng cường chất xơ từ rau củ quả, trái cây

– Kết hợp sử dụng viên uống thảo dược Stonebye: theo nhiều chuyên gia tiết niệu, đây là giải pháp an toàn giúp chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật sỏi. Với công thức 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi, sản phẩm có khả năng tác động toàn diện theo nhiều cơ chế:

+ Lợi tiểu tự nhiên giúp rửa trôi cặn sỏi, vụn sỏi ra khỏi đường tiểu

+ Kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng sau tán sỏi

+ Giảm đau, giãn cơ trơn, chống lại tình trạng sưng phù đường tiểu

 

Giải pháp thảo dược dành cho người bị sỏi tiết niệu

Stonebye không những là giải pháp chăm sóc sau phẫu thuật mà đây còn là sản phẩm hỗ trợ tối ưu dành cho những người có sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo kích thước từ nhỏ đến trung bình để giảm thiểu nguy cơ phải phẫu thuật. Điển hình như câu chuyện của chú Lê Khắc Hộ (ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), dù bị sỏi thận lớn đến 19mm nhưng chỉ sau 2 tháng kiên trì dùng Stonebye, kết quả khám đã thấy hết sỏi. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chú qua video:

Kinh nghiệm trị sỏi bằng thảo dược không lo mổ

Còn đối với anh Đào Văn Quý (ở Kiên Giang), niềm vui lớn nhất khi dùng Stonebye chính là chỉ sau gần 1 tháng anh đã đi tiểu ra được viên sỏi lớn đến 10mm, cứng như đá. Anh kể rằng: Tôi uống Stonebye đều, sáng 2 viên, tối 2 viên. Sau khoảng 4 hộp là thấy đi tiểu ra luôn rồi, một cục sỏi niệu quản 10mm bự luôn. Sỏi nó cứng lắm, trời ơi nhìn nó như cát bám vô vậy đó, nó đóng một cục nhìn thấy ghê lắm”.


Bí quyết trị sỏi niệu quản sạch trơn nhờ dùng thảo dược

Mong rằng, những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Tán sỏi niệu quản hết bao nhiêu tiền” và có thêm lựa chọn để đẩy lùi bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0981.670.198, các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp.

Xem thêm:

Thực hư việc chữa sỏi niệu quản bằng đông y tránh phải mổ

Stonebye – Lựa chọn số 1 dành cho những người bị sỏi tiết niệu

Dược sĩ Hồ Hà

Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên tư vấn sức khỏe bệnh thận – tiết niệu

Nguồn tham khảo:

https://www.epainassist.com/pelvic-pain/urethra/ureter-stones

Đặt mua Stonebye

Điện thoại hỗ trợ đặt hàng – tư vấn:  0981.670.198 – 0988.946.068

Stonebye hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2 – 5 hộp: 240.000 đồng/hộp

– Từ 6 hộp trở lên: 220.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Đặt hàng online



    175.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 175.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      6 Bình luận
      Cũ nhất
      Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Mai An
      Mai An
      3 Năm Trước

      Bố tôi vừa tán sỏi niệu quản, giờ có phải kiêng gì không? liệu bệnh này có tái phát nữa không?

      Lê Minh Ngọc
      Lê Minh Ngọc
      2 Năm Trước

      Tôi tán sỏi 1 lần nhưng bị tái phát 8mm không muốn tán lại nữa dùng stonebye này được không? có bán tại các hiệu thuốc không? giá bao nhiêu?

      Ngọc Ngà
      Ngọc Ngà
      2 Năm Trước

      Tôi bị sỏi niệu quản 1/3 trên, 8mm, tiểu buốt, khó tiểu. Có cách nào trị mà ko cần mổ ko? tôi sợ mổ lắm